Cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh nhanh và chuẩn khoa học

Thay bỉm cho trẻ sơ sinh cũng cần sự khéo léo, kỹ thuật để giúp bé thoải mái, dễ chịu. Với các mẹ bận rộn thì tìm được cách thay bỉm cho bé sơ sinh chuẩn và nhanh khá cần thiết. Nếu các mẹ thường ngày vẫn loay hoay với việc thay tã bỉm này cho bé cưng nhà mình thì hãy cùng Mamogom tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Các bước thay bỉm – tã dán

Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh cần được mẹ thực hiện thật khéo léo để đảm bảo tính chắc chắn, ôm khít vào cơ thể. Kể cả khi bé cựa quậy thì bỉm, tã dán cũng không bị tuột, lệch. Cách thay thực ra khá đơn giản, mẹ chỉ cần thực hiện vài lần là sẽ quen:

  • Bước 1: Chuẩn bị bỉm sạch cùng với tấm vải lót, giấy ướt, giấy khô hoặc khăn bông sạch, kem trị hăm,… để dễ dàng sử dụng.
  • Bước 2: Mẹ chú ý thao tác nhanh chóng, nhẹ nhàng cưng nựng bé để cởi quần và tháo bỉm bẩn.
  • Bước 3: Dùng phần trước (không dính bẩn) của bỉm lau vùng kín cho trẻ.
  • Bước 4: Lấy giấy hoặc khăn ướt lau sạch vùng kín của bé, sau đó gập đôi lại bỉm bẩn.
  • Bước 5: Nhẹ nhàng nhấc 2 cổ chân của trẻ lên rồi rút bỉm bẩn ra, cuộn tròn lại sau đó để ở vị trí quá tầm với của bé.
  • Bước 6: Tiếp tục vệ sinh vùng kín cho trẻ bằng khăn ấm, mềm,… đợi vùng kín của bé khô hẳn.
  • Bước 7: Trải bỉm dán mới ra, nhấc nhẹ 2 chân bé con lên và luồn bỉm xuống dưới mông bé.
  • Bước 8: Thoa kem chống hăm lên mông, bẹn của trẻ rồi mặc bỉm mới.
  • Bước 9: Chú ý dán 2 băng dính bỉm ở eo bé thật chắc chắn, ôm sát người của trẻ để hạn chế việc xô lệch, tụt bỉm.
Cách thay bỉm/tã dán cho bé sơ sinh
Cách thay bỉm/tã dán cho bé sơ sinh

Các bước thay bằng miếng lót sơ sinh

Miếng lót sơ sinh thường được các mẹ dùng kèm với bỉm vải hoặc tã chéo. Chính vì thế khi thay cho bé con, mẹ cần chuẩn bị một miếng lót sạch, miếng tã chéo/bỉm vải, khăn xô/khăn giấy, kem hăm hoặc phấn rôm. Sau đó bạn cần thực hiện lần lượt các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị miếng lót sơ sinh sau đó tháo 2 lớp keo dán ở miếng lót để dán trực tiếp lên bỉm vải hoặc tã chéo.
  • Bước 2: Tháo miếng lót cũ đã bẩn của bé ra, sau đó vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho trẻ bằng nước ấm.
  • Bước 3: Dùng khăn khô lau sạch sẽ vùng kín, đặt bé nằm chơi 1 – 2 phút để da khô hẳn, sau đó mới mặc miếng lót mới.
  • Bước 4: Bôi phấn rôm, kem hăm lên mông và bẹn cho trẻ để hạn chế tình trạng hằn đỏ, kích ứng, hăm da.
  • Bước 5: Lấy miếng tã/bỉm đã chuẩn bị ở bước 1 để thay mới cho bé.
Cách thay miếng lót cho bé sơ sinh
Cách thay miếng lót cho bé sơ sinh

Các bước thay bằng bỉm vải

Cách thay bỉm cho bé sơ sinh chuẩn và nhanh bằng bỉm vải là thông tin được khá nhiều chị em quan tâm. Để thay loại bỉm này đúng cách, mẹ cần thực hiện lần lượt theo từng bước như sau:

  • Bước 1: Lồng hoặc dán miếng lót sơ sinh vào bỉm vải.
  • Bước 2: Lồng miếng lót vào khe giữa 2 lớp của quần bỉm.
  • Bước 3: Đặt miếng lót nằm chính giữa bỉm vải, chú ý không để lệch về phía trước hay sau quá nhiều.
  • Bước 4: Dùng tay vuốt bề mặt trong của bỉm vải + miếng lót thật phẳng.
  • Bước 5: Chú ý cố định đai bỉm vải bằng các nút, miếng ở đai quần thật chắc chắn bằng hông và bắp đùi của bé.
Cách thay bỉm vải cho bé sơ sinh
Cách thay bỉm vải cho bé sơ sinh

Các bước thay bằng tã chéo

Đối với tã chéo cách thay tã cho trẻ sơ sinh thực ra cũng không quá khác biệt, khi mẹ thao tác đúng cách thì bé sẽ thấy thoải mái. Cụ thể bạn cần thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Đặt tã lên giường chéo lên giường, trải phẳng rồi gấp một góc tã thành một hình tam giác vuông cân.
  • Bước 2: Đặt bé nằm lên miếng tã chéo làm sao tạo thành góc vuông hướng xuống dưới.
  • Bước 3: Quấn một hoặc hai miếng tã vào nách bé, dùng chính lực người của bé đè lên tã để đảm bảo tính chắc chắn, cố định.
  • Bước 4: Quấn tã kín nhất có thể để hạn chế tình trạng tuột, bung tã.
Cách thay tã chéo cho bé sơ sinh
Cách thay tã chéo cho bé sơ sinh

Lúc nào mẹ cần thay bỉm cho bé sơ sinh? 

Thời gian đầu, các bé sơ sinh thường có xu hướng tiểu/đại tiện rất nhiều lần trong một ngày. Cứ mỗi lần bú xong, trẻ thường tiểu và đại tiện phân lỏng (phân xu). Vì thế cha mẹ cần định kỳ kiểm tra bỉm 2 – 3 tiếng một lần để xem bỉm có đầy không, bé có đại tiện không,… và thay tã bỉm kịp thời, hạn chế việc mắc phải một số bệnh lý về da liễu, hăm da, mẩn đỏ không đáng có.

Lúc nào mẹ cần thay bỉm cho bé sơ sinh? 
2 – 3 tiếng là thời gian thích hợp mẹ nên chú ý kiểm tra bỉm cho trẻ sơ sinh

Mẹ cần chuẩn bị gì khi thay bỉm cho bé sơ sinh? 

Khi thay bỉm mẹ cần chuẩn bị một số vật dụng cụ thể ở gần mẹ và bé để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình làm sạch, đóng bỉm cho bé. Bao gồm:

  • Dự trữ số lượng bỉm vừa đủ cho bé.
  • Khăn ướt, khăn khô và vải bông sạch sẽ.
  • Thùng rác, túi nilon đựng bỉm cũ.
  • Một bộ quần áo sạch để thay thế bộ cũ.
  • Vỏ bọc bỉm hoặc miếng dán chống thấm.
  • Kem hoặc thuốc bôi ngừa hăm tã.
  • Sự ân cần của mẹ (trò chuyện, âu yếm, nựng bé…).
  • Đồ chơi đặt trong tầm nhìn để thu hút sự chú ý của bé.

FAQS về cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh khoa học nhất

1. Thay bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách có khó không? 

KHÔNG HỀ KHÓ. Cha mẹ chỉ cần thấm nước sôi vào bông băng để lau sạch sau đó lấy khăn mềm để thấm khô vùng rốn mà bé chưa rụng. Còn cách khác để cha mẹ vệ sinh vùng rốn chưa rụng đó là thấm cồn 70 độ vào bông tăm để sát trùng xung quanh vùng da rốn của trẻ rồi mới lau khô.

Vệ sinh sạch sẽ khu vực vùng rốn xong xuôi, mẹ cần chú ý kéo và bẻ gập phần bụng/lưng của tã, bỉm khi thay cho trẻ. Cách mặc này sẽ giúp rốn của trẻ thông thoáng, nhanh lành hơn. Hơn nữa còn hạn chế được tình trạng dính nước tiểu rồi xảy ra tình trạng nhiễm trùng không đáng có.

Cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
Cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

2. Cách vệ sinh, thay bỉm cho trẻ sơ sinh trai và gái có khác nhau không?

Nhìn chung quá trình vệ sinh, thay bỉm cho bé trai và bé gái ở độ tuổi sơ sinh khá giống nhau. Mẹ chỉ cần lưu ý, ghi nhớ một số tips nhỏ dưới đây để gia tăng hiệu quả làm sạch cho bé hơn:

  • Bé gái: Sử dụng khăn mềm nhúng vào nước ấm để lau vùng kín cho bé từ trước ra sau. Sau đó gấp khăn lại để lấy vùng khăn sạch lau kỹ các kẽ, nếp gấp của bé. Mẹ chú ý nâng chân bé lên để lau sạch thêm vùng mông.
  • Bé trai: Mẹ nên dùng khăn khô phủ lên vùng kín của trẻ để hạn chế tình trạng bé con tiểu tiện. Sau đó mới sử dụng một chiếc khăn mềm khác, đã nhúng nước ấm rồi lau nhẹ nhàng, làm sạch xung quanh khu vực vùng kín.

3. Thời điểm thay bỉm tốt nhất cho trẻ sơ sinh là lúc nào?

Lúc nào thay bỉm cho trẻ sơ sinh là câu hỏi được hầu hết chị em băn khoăn khi chăm sóc các bé. Giới chuyên gia thường khuyến cáo các mẹ nên thay bỉm cho trẻ trong khoảng thời gian là 2 – 4 tiếng (tùy vào từng độ tuổi, thói quen đi vệ sinh của bé). Cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh <1 tháng tuổi: 2 – 3 tiếng thay bỉm một lần và thay ngay khi trẻ tỉnh dậy vào buổi sáng, sau khi đại tiện.
  • Trẻ sơ sinh >1 tháng tuổi: 3 – 4 tiếng thay bỉm một lần và thay ngay khi trẻ tỉnh dậy vào buổi sáng, sau khi đại tiện.

Lời kết

Trên đây là 4 cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh hữu ích nhất hiện nay mà Mamogom muốn giới thiệu đến bạn đọc. Hy vọng sau khi đọc bài viết bạn sẽ nắm vững và áp dụng chính xác để chăm sóc bé con của mình được tốt hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Messenger