Dùng tã cho bé bao lâu thì thay một lần có lẽ là thắc mắc chung của các bậc phụ huynh, đặc biệt là những ai mới lần đầu làm cha mẹ. Khi biết chính xác thời điểm thay tã sẽ giúp bé không bị hăm, đau rát, khó chịu và luôn khô thoáng suốt cả ngày. Để biết rõ về thời gian thay tã hợp lý an toàn bạn đọc quan tâm hãy cùng Mamogom tìm hiểu xem ngay bài viết sau nhé.
Tìm hiểu khi nào nên thay tã cho bé
Dùng tã cho bé bao lâu thì thay một lần hoặc khi nào nên thay tã cho bé thì sẽ có những giai đoạn phù hợp và dấu hiệu nhận biết. Cụ thể như sau:
Dấu hiệu nhận biết bé cần được thay tã
Nếu như bạn thấy bé yêu nhà mình có các dấu hiệu đặc trưng được kể dưới đây thì bạn hãy kiểm tra và thay tã cho bé nhé. Bao gồm:
-
- Lúc bé đang chơi hoặc khi đang ngủ tự nhiên thấy khó chịu, quấy khóc, không tự chịu chơi nữa. Lúc này có thể bé đói hoặc do bỉm của bé đầy, bị ẩm ướt nên cần thay mới.
- Vùng mặc bỉm của bé hoặc những khu vực xung quanh chỗ bé nằm có mùi khó chịu, khai hôi. Có thể bỉm bé bị đầy, bé đi đại tiện cần phải thay bỉm mới.
- Quan sát thấy có chất thải rò rỉ bẩn ở bỉm.
- Bỉm đầy, nặng, căng bị trễ xuống hãy thay luôn cho bé nhé.
Thời điểm thích hợp thay tã cho em bé
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, cứ trung bình tầm 2 – 3 tiếng nên thay tã một lần cho bé, tối đa 4 tiếng. Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi hay tần suất đi vệ sinh của em bé như thế nào sẽ có thời gian thay bỉm thực tế cũng khác nhau. Bạn có thể tham khảo thời điểm thay tã cho bé theo độ tuổi được khuyến nghị dưới đây như sau:
-
- Giai đoạn trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi thời gian thay tã thích hợp 2 tiếng/lần. Thời điểm này, tần suất bé đi nặng đại tiện nhiều nên thời gian thay bỉm cũng sẽ rút ngắn đi, bạn hãy chú ý để thay cho bé tránh bị hăm nhé.
- Giai đoạn từ 1 – 5 tháng tuổi thời gian thay tã thích hợp 2,5 – 3 tiếng/ 1 lần.
- Giai đoạn từ 5 – 12 tháng tuổi thời gian thay tã thích hợp 3 – 4 tiếng/ 1 lần. Mỗi ngày trung bình bé sẽ sử dụng khoảng từ 5 – 6 chiếc bỉm.
- Giai đoạn trẻ trên 12 tháng tuổi thời gian thay tã thích hợp khoảng 4 tiếng/ 1 lần. Lúc này hệ bài tiết của bé đã bắt đầu đi vào ổn định nên tần suất đi vệ sinh của bé cũng giảm, số lượng lần thay bỉm cũng giảm đi.
Làn da em bé khá mỏng, nhạy cảm nên nếu để chất thải tiếp xúc với da quá lâu sẽ khiến da bị tổn thương, hăm đó, đau rát. Ngoài ra nếu không được thay tã mới kịp thời sẽ khiến bé vô cùng khó chịu, quấy khóc. Vì vậy, bạn hãy chú ý thay bỉm thường xuyên để bảo vệ làn da mỏng manh của bé và ngăn chặn vi khuẩn gây viêm nhiễm, hăm da.
Hướng dẫn cách thay tã cho bé đúng chuẩn không bị hăm
Để tránh bị hăm, khó chịu, ngứa ngáy, tràn bỉm ngoài việc lưu ý tới thời gian mẹ cần chú ý tới cả cách thay mặc. Biết cách thay tã cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng hăm, viêm da ở em bé nữa đó. Cụ thể như sau:
1. Chuẩn bị
Trước khi thay tã mới cho bé, bạn cần phải chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như sau:
-
- Tã, bỉm phù hợp với kích thước cân nặng của em bé.
- Khăn ướt lau vệ sinh.
- Quần áo mới để thay cho bé.
- Đồ chơi giúp bé phân tâm để bạn dễ thay tã, bỉm cho bé.
2. Các bước thực hiện chung khi thay tã
Thay tã cho bé cũng không có gì khó khăn, mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn với các bước cụ thể sau:
-
- Bước 1: Cởi bỏ tã cũ gói gọn lại, sau đó vệ sinh vùng kín cho bé bằng khăn ướt. Những chỗ chứa nhiều nước tiểu, chất thải, vi khuẩn bạn nên lau kỹ và nhẹ nhàng để làm sạch.
- Bước 2: Bạn lấy tã mới mặc cho bé.
- Bước 3: Căn chỉnh tã cho phù hợp với cơ thể của bé.
- Bước 4: Bạn rửa sạch tay với xà phòng hoặc nước rửa tay để sát khuẩn cho sạch sẽ.
3. Hướng dẫn thay tã cho bé gái
Đối với bé gái khi thay tã sẽ khác với bé trai nên bạn cần phải lưu ý thay đúng cách để bé luôn được thoải mái. Đầu tiên bạn dùng một tay đỡ 2 chân bé lên, sau đó dùng khăn mềm ẩm lau sạch những chỗ dính bẩn. Bạn nên ưu tiên chọn khăn ướt không mùi để vệ sinh cho bé tránh dị ứng, mẩn ngứa, hăm.
Cách lau: Bạn lấy khăn ướt gấp cho vừa đủ cầm rồi lau sạch phía trong các nếp gấp dễ lưu lại vết bẩn. Bạn nên lau theo hướng đi xuống từ âm đạo ra phía sau hậu môn. Như vậy sẽ tránh vi khuẩn xâm lấn ngược lên âm đạo để tránh viêm nhiễm. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý không nên lau rửa sâu vào bên trong nhé.
Sau khi lau ướt xong thì bạn lấy giấy hoặc khăn mềm khô để lau khô cho bé. Tiếp đến thoa một lớp kem chống hăm kích ứng để bảo vệ vùng kín khỏi vi khuẩn từ chất thải xâm hại.
4. Hướng dẫn thay tã cho bé trai
Đối với bé trai cách thay tã cũng có sự khác biệt với bé gái, nhưng cơ bản nhìn chung cũng có phần giống nhau. Khi thay tã cho bé trai bạn cần chú ý đến việc bé có thể tè bắn vào người bạn bất cứ lúc nào. Chính vì lý do này bạn dùng một miếng tã hoặc khăn mềm che chắn dương vật của bé trong lúc thay tã nhé.
Bạn hãy dùng một miếng khăn mềm ẩn lau phía dương vật, tinh hoàn và xuống phía dưới hậu môn. Đối với bé chưa cắt bao quy đầu thì bạn không nên cố kéo lớp bao quy đầu này ra để vệ sinh. Vệ sinh bằng khăn ướt xong thì bạn lau khô bằng khăn mềm khác giúp tạo độ khô thoáng cho bé.
Cũng tương tự như bé gái, vệ sinh vùng kín cho bé trai xong thì bạn bôi thêm một lớp kem chống hăm. Lớp kem chống hăm sẽ bảo vệ da bé khỏi vi khuẩn từ chất thải khi đi vệ sinh. Từ đó giúp bé hạn chế tình trạng hăm, mẩn đỏ, ngứa rát, khó chịu.
Thời điểm thích hợp để chuyển từ tã dán sang dùng bỉm quần?
Tã dán sử dụng phù hợp cho các bé từ 0 – 6 tháng tuổi, bởi giai đoạn này bé ít vận động và dành thời gian chủ yếu để ngủ. Khi bước sang giai đoạn 6 tháng tuổi bé sẽ vận động nhiều hơn và còn thậm chí không chịu hợp tác để bạn thay tã dán. Nếu thấy bé hiếu động, không hợp tác khi thay tã dán nữa thì bạn hãy chuyển sang dùng bỉm quần nhé. Lúc này sẽ giúp cho việc thay bỉm dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi hơn rất nhiều đó.
Bạn hãy ưu tiên những dòng bỉm có thiết kế mỏng, nhẹ, có độ thấm hút tốt, co giãn linh hoạt và có cơ chế chống tràn như bỉm Mamogom. Đồng thời phải chọn bỉm phù hợp với cân nặng kích cỡ của bé để tạo sự thoải mái cho bé suốt thời gian mặc bỉm nhé.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin tổng hợp trên bài viết đã giúp bạn đọc trả lời được thắc mắc dùng tã cho bé bao lâu thì thay một lần rồi chứ. Khi đã biết rõ thời điểm thay tã thích hợp bạn hãy thay cho bé thường xuyên để tránh hăm, mẩn đỏ, kích ứng cho bé nhé. Đây chính là một cách nhỏ để thể hiện tình yêu vô bờ bến của bạn đến với các bé đó.