Nên thay bỉm cho bé mấy tiếng 1 lần là thích hợp? Hướng dẫn thay tã/bỉm đúng cách cho bé

Nên thay bỉm cho bé mấy tiếng 1 lần? Lúc nào nên thay bỉm cho bé? Bao lâu thì nên thay bỉm cho bé 1 lần? Đây đều là những câu hỏi thường được các mẹ bỉm sữa băn khoăn khi chăm sóc con em mình. Nếu bạn muốn đóng hay thay bỉm cho trẻ đúng cách thì hãy theo dõi bài viết dưới đây. Mamogom đã tổng hợp thông tin chi tiết để bạn có cách làm chính xác nhất khi thay, đóng bỉm cho bé sơ sinh. 

1. Bao lâu thay bỉm cho trẻ sơ sinh?

Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, tần suất trẻ đi vệ sinh ít nhiều sẽ có sự khác biệt. Cụ thể tần suất đi vệ sinh của trẻ sơ sinh (0 – 3 tháng tuổi) sẽ nhiều hơn các bé >3 tháng tuổi. Việc mẹ băn khoăn về vấn đề bao lâu thay bỉm cho bé 1 lần là điều tương đối dễ hiểu. Để mẹ nắm rõ về tần suất đi vệ sinh, thay tã sạch sẽ cho trẻ; dưới đây chúng tôi đã tổng hợp mốc thời gian thay bỉm do chuyên gia khuyến cáo:

Bao lâu thay bỉm cho trẻ sơ sinh

1.1 Thay bỉm cho trẻ dưới 1 tháng tuổi

Thời điểm này trẻ thường có tần suất đi vệ sinh rất nhiều, mỗi ngày mẹ cần thay bỉm từ 10 – 12 lần. Hầu hết bé hay đi tiểu liên tục từ 2 – 3 lần sau mỗi lươt bú. Trẻ sơ sinh cũng hay đi ra phân xu, do đó mẹ cần thường xuyên thay bỉm sau mỗi lần bé đi “nặng”.

Thay bỉm cho trẻ dưới 1 tháng tuỏi
Thời gian thay bỉm cho bé dưới 1 tháng tuổi không cố định

Sau tháng đầu tiên, tần suất trẻ đi vệ sinh sẽ giảm xuống, mỗi ngày mẹ cần thay từ 8 – 10 chiếc bỉm. Phân bé thải ra thường ở dạng lỏng, do đó thời gian thay bỉm của trẻ không cố định, mẹ cần chú ý kiểm tra để tránh cảm giác khó chịu cho bé.

1.2 Thay bỉm cho trẻ trên 1 tháng tuổi

Đến giai đoạn phát triển này, trẻ không còn thường xuyên đi vệ sinh như hồi mới sinh nữa. Trung bình mỗi ngày mẹ cần thay cho bé từ 6 – 8 chiếc bỉm, thời gian thay định kỳ thường cách nhau 3 – 4 tiếng/lần. Tuy nhiên, mẹ không nên chủ quan mà hãy kiểm tra thường xuyên để tránh bỉm quá nặng mới thay. Điều này là lý do chính dẫn tới tình trạng hăm da, bí bách khiến bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc.

Nếu qua 4 tiếng mà bỉm vẫn chưa đầy, mẹ vẫn nên thay bỉm để tránh việc vi khuẩn tấn công da bé. Khi bé tiểu tiện, mẹ nên thay bỉm sau 1-3 lần bé đi vệ sinh; khi bé đại tiện thì mẹ cần thay ngay.

Thay bỉm cho trẻ trên 1 tháng tuổi
Thời gian thay bỉm cho bé trên 1 tháng tuổi định kỳ 4 tiếng/lần

2. Những dấu hiệu của bé giúp mẹ nhận biết nên thay bỉm

Sau khi có được câu trả lời cho thắc mắc nên thay bỉm cho bé mấy tiếng 1 lần, tiếp theo bạn hãy bỏ túi thêm một số dấu hiệu để nhận biết thời điểm thích hợp thay bỉm cho bé. Mẹ hãy chú ý các biểu hiện như sau:

  • Bé đang ngủ hoặc đang chơi nhưng đột nhiên bật khóc, không dỗ được.
  • Có mùi khó chịu toả ra từ người bé con.
  • Bỉm bị tràn, trào chất thải.
  • Bế bé, sờ vào bỉm thấy nặng, đầy.

3. Hướng dẫn cách thay bỉm và tã cho bé đúng cách

Bên cạnh câu hỏi nên thay bỉm cho bé mấy tiếng 1 lần, hầu hết các mẹ cũng ít kinh nghiệm khi thay, đóng bỉm mới cho trẻ. Trẻ sơ sinh khi thay bỉm cần thực hiện thật nhẹ nhàng để bé tránh sợ hãi, khó chịu, quấy khóc.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bỉm, tã khác nhau được bày bán. Mỗi một loại sẽ có cách đóng, thay bỉm khác biệt do đó mẹ cần tham khảo chi tiết để áp dụng thật chính xác. Cụ thể:

3.1 Bỉm dán

Đối với bỉm, tã dán mẹ cần thay thật khéo léo để đảm bảo chắc chắn, ôm khít vào cơ thể khi bé cựa quậy. Thao tác thực hiện cũng tương đối đơn giản, chỉ cần mẹ thực hiện vài lần là sẽ quen thôi. Cụ thể:

  • Bước 1: Chuẩn bị bỉm, tã sạch cùng với tấm vải lót, giấy ướt, giấy khô hoặc khăn bông sạch, kem trị hăm,… để dễ dàng sử dụng.
  • Bước 2: Mẹ chú ý thao tác nhanh chóng, nhẹ nhàng cưng nựng bé để cởi quần và tháo bỉm bẩn.
  • Bước 3: Dùng phần trước (không dính bẩn) của bỉm lau vùng kín cho trẻ.
  • Bước 4: Lấy giấy hoặc khăn ướt lau sạch vùng kín của bé, sau đó gập đôi lại bỉm bẩn.
  • Bước 5: Nhẹ nhàng nhấc 2 cổ chân của trẻ lên rồi rút bỉm bẩn ra, cuộn tròn lại sau đó để ở vị trí quá tầm với của bé.
  • Bước 6: Tiếp tục vệ sinh vùng kín cho trẻ bằng khăn ấm, mềm,… đợi vùng kín của bé khô hẳn.
  • Bước 7: Trải bỉm dán mới ra, nhấc nhẹ 2 chân bé con lên và luồn bỉm xuống dưới mông bé.
  • Bước 8: Thoa kem chống hăm lên mông, bẹn của trẻ rồi mặc bỉm mới.
  • Bước 9: Chú ý dán 2 băng dính bỉm ở eo bé thật chắc chắn, ôm sát người của trẻ để hạn chế việc xô lệch, tụt bỉm.
Bỉm dán
Cách thay bỉm/tã dán cho bé sơ sinh

3.2 Bỉm vải

Cách thay bỉm cho bé sơ sinh chuẩn và nhanh bằng bỉm vải là thông tin được khá nhiều chị em quan tâm. Để thay loại bỉm này đúng cách, mẹ cần thực hiện lần lượt theo từng bước như sau:

  • Bước 1: Lồng hoặc dán miếng lót sơ sinh vào bỉm vải.
  • Bước 2: Lồng miếng lót vào khe giữa 2 lớp của quần bỉm.
  • Bước 3: Đặt miếng lót nằm chính giữa bỉm vải, chú ý không để lệch về phía trước hay sau quá nhiều.
  • Bước 4: Dùng tay vuốt bề mặt trong của bỉm vải + miếng lót thật phẳng.
  • Bước 5: Chú ý cố định đai bỉm vải bằng các nút, miếng ở đai quần thật chắc chắn bằng hông và bắp đùi của bé.
Bỉm vải
Cách thay bỉm vải cho bé sơ sinh

3.3 Tã chéo

Đối với tã chéo, thao tác thay đúng cách thực ra cũng khá đơn giản, mẹ hãy tham khảo và áp dụng chính xác để đảm bảo bé cảm thấy thoải mái. Cụ thể:

  • Bước 1: Đặt tã lên giường chéo lên giường, trải phẳng rồi gấp một góc tã thành một hình tam giác vuông cân.
  • Bước 2: Đặt bé nằm lên miếng tã chéo làm sao tạo thành góc vuông hướng xuống dưới.
  • Bước 3: Quấn một hoặc hai miếng tã vào nách bé, dùng chính lực người của bé đè lên tã để đảm bảo tính chắc chắn, cố định.
  • Bước 4: Quấn tã kín nhất có thể để hạn chế tình trạng tuột, bung tã.
Tã chéo
Cách thay tã chéo cho bé sơ sinh

3.4 Miếng lót sơ sinh

Miếng lót sơ sinh thường được các mẹ dùng kèm với bỉm vải hoặc tã chéo. Chính vì thế khi thay cho bé con, mẹ cần chuẩn bị một miếng lót sạch, miếng tã chéo/bỉm vải, khăn xô/khăn giấy, kem hăm hoặc phấn rôm. Sau đó bạn cần thực hiện lần lượt các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị miếng lót sơ sinh sau đó tháo 2 lớp keo dán ở miếng lót để dán trực tiếp lên bỉm vải hoặc tã chéo.
  • Bước 2: Tháo miếng lót cũ đã bẩn của bé ra, sau đó vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho trẻ bằng nước ấm.
  • Bước 3: Dùng khăn khô lau sạch sẽ vùng kín, đặt bé nằm chơi 1 – 2 phút để da khô hẳn, sau đó mới quyết định mặc miếng lót mới.
  • Bước 4: Bôi phấn rôm, kem hăm lên mông và bẹn cho trẻ để hạn chế tình trạng hằn đỏ, kích ứng, hăm da.
  • Bước 5: Lấy miếng tã/bỉm đã chuẩn bị ở bước 1 để thay mới cho bé.
Miếng lót sơ sinh
Cách thay miếng lót cho bé sơ sinh

4. Những lưu ý khi thay tã – bỉm cho bé

Để quá trình thay bỉm, tã cho trẻ được thuận lợi, không lãng phí sản phẩm vì đóng hỏng,… Bạn hãy ghi nhớ một số chú ý quan trọng như sau:

4.1 Vệ sinh sạch sẽ

  • Mỗi trẻ đều có thói quen đi vệ sinh khác nhau, mẹ nên nhớ (thời gian và số lượng bỉm/ngày).
  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi khi thay bỉm bằng khăn sạch và nước ấm.
  • Đợi da bé khô hẳn rồi mới mặc bỉm mới.

4.2 Cách giữ an toàn cho bé khi thay bỉm

Khu vực phù hợp nhất cho công việc này đó là đặt bé nằm ngay ngắn, lùi vào phần giữa giường sẽ tốt hơn. Mẹ không nên để bé nằm ở sát mép giường, khiến bé cựa quậy, lăn ra sát mép giường rồi xảy ra việc ngã, va đập nguy hiểm. Trong quá trình thay bỉm, mẹ nên dùng ít nhất một tay giữ bé nằm yên hoặc luôn để mắt đến con để đảm bảo trẻ luôn an toàn.

5. Nên mua bỉm nào cho bé sơ sinh? TOP 3 bỉm sơ sinh tốt nhất hiện nay 

Hiện nay trên thị trường các hãng đang phân phối, bày bán bỉm cho bé sơ sinh với mẫu mã, chất liệu, giá bán vô cùng đa dạng. Điều này khiến không ít cha mẹ gặp khó khăn khi lựa chọn sản phẩm cho con em mình.

Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp về top 3 bỉm sơ sinh có chất lượng tốt nhất, bạn hãy tham khảo để chọn mua chính xác hơn cho bé con của mình nhé. Cụ thể:

5.1 Bỉm MAMOGOM

Bỉm MAMOGOM là thương hiệu đến từ Hàn Quốc, thị trường khó tính về sản phẩm chăm sóc mẹ và bé. Tại thị trường Việt Nam, nhiều chị em đã “mách” nhau mua sản phẩm của hãng để sử dụng cho con em mình. MAMOGOM cung cấp nhiều loại bỉm dán, bỉm quần làm từ chất liệu hữu cơ tự nhiên, lành tính với kích cỡ bỉm từ S đến 2XL.

Bỉm cho trẻ sơ sinh của MAMOGOM còn ứng dụng công nghệ thấm hút hiện đại để “nâng niu”, bảo vệ cơ thể trẻ khỏi tình trạng mẩn đỏ, hăm da, kích ứng. MAMOGOM tiên phong ứng dụng thêm công nghệ Smart Fit để bỉm ôm sát vào cơ thể bé con, tránh vấn đề tràn, trào ngược chất thải khi vận động.

Giá bán bỉm sơ sinh MAMOGOM cũng đặc biệt phải chăng, vừa túi tiền của phần lớn người tiêu dùng, không quá đắt đỏ. Tại Việt Nam, ToBé là đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền thương hiệu MAMOGOM với đa dạng các loại sản phẩm như: bỉm dán, bỉm quần, bỉm Mamogom Newborn,…

Bỉm MAMOGOM cho trẻ sơ sinh 
Bỉm MAMOGOM cho trẻ sơ sinh

5.2 Bỉm Merries

Nói đến top 3 bỉm bé sơ sinh bán chạy, tốt nhất hiện nay chắc chắn không thể thiếu bỉm Merries của tập đoàn KAO. Suốt nhiều năm qua, thương hiệu này luôn mang đến các sản phẩm chất lượng để “bảo vệ” bé con khỏi hăm da, mẩn đỏ, kích ứng.

Merries đã kỹ càng lựa chọn các chất liệu vải không dệt, tích hợp cả hạt hazel mềm mại để sản xuất bỉm cho trẻ sơ sinh. Hãng đã mang đến bỉm có bề mặt êm ái, cực kỳ dịu nhẹ với làn da của bé và hạn chế tối đa tình trạng ngứa rát, khó chịu.

Bỉm sơ sinh của Merries còn có tính thấm hút chất thải nhanh chóng, trang bị cả lõi kép siêu thấm hút để tránh tình trạng hăm da, trào/tràn chất thải. Bỉm của hãng sẽ khóa chặt lượng chất thải để da bé ít tiếp xúc nhất có thể. Tình trạng trẻ quấy khóc khi sử dụng bỉm sẽ ít khi xuất hiện nếu mẹ lựa chọn Merries.

Giá bán bỉm Merries khá đắt vì đây là sản phẩm sản xuất ở Nhật Bản. Do đó trước khi mua mẹ vẫn nên tìm hiểu kỹ để phù hợp với hạn mức tài chính của mình.

Bỉm Merries cho trẻ sơ sinh 
Bỉm Merries cho trẻ sơ sinh

5.3 Bỉm Genki

Genki là cái tên tiếp theo trong top 3 bỉm sơ sinh tốt nhất hiện nay mà mẹ nên cân nhắc chọn mua cho trẻ. Bỉm Genki được Tập đoàn Oji Nepia Nhật Bản chính thức ra mắt vào năm 2016. Tuổi đời thành lập và thời gian hoạt động của thương hiệu này ít hơn MAMOGOM và Merries nhưng vẫn nhận được sự tin tưởng của nhiều phụ huynh bởi chất lượng tốt.

Bỉm Genki sản xuất từ chất liệu bông sợi cao cấp, lớp vải mềm mại, mỏng nhẹ cực thân thiện với làn da bé. Hãng còn kỹ càng tiệt trùng sợi bông để chất liệu bỉm không chứa chất độc hại, khiến bé bị viêm da hay hăm đỏ khó chịu. Thiết kế hiện đại có cấu trúc 2 rãnh cũng là điểm cộng nổi bật khi sử dụng bỉm Genki.

Tính thấm hút nhanh chóng, tránh trào và tràn ngược chất thải,… chính là ưu điểm khiến nhiều người quyết định mua bỉm Genki cho con em mình. Làn da của trẻ sẽ khô thoáng, mềm mại, khoẻ mạnh khi sử dụng dòng sản phẩm này.

Thun eo, thun chân bỉm Genki co giãn tốt, còn ôm khít cơ thể của bé một cách nhẹ nhàng. Do đó bạn không cần lo về tình trạng hằn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu, bí bách, hăm da,… khi sử dụng bỉm Genki.

Bỉm Genki cho trẻ sơ sinh 
Bỉm Genki cho trẻ sơ sinh

6. Lời kết 

Bài viết trên đây Mamogom đã cùng bạn tìm lời giải chính xác cho câu hỏi nên thay bỉm cho bé mấy tiếng 1 lần? Đồng thời chúng tôi còn bật mí một số thông tin hữu ích để bạn mua được bỉm chính hãng, giá tốt phù hợp với bé con của mình. Chúc bạn chăm sóc cho bé con thật tốt nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Messenger