Nguyên nhân gây tràn bỉm? Bỏ túi các cách khắc phục hữu ích nhất

Nguyên nhân gây tràn bỉm của bé con thường là do cha mẹ chọn sai kích thước tã bỉm hoặc cách đóng bỉm chưa đúng cách. Việc nước tiểu và phân bị tràn ra ngoài sẽ khiến bé quấy khóc, mẹ khó làm sạch cho trẻ,… Đồng thời còn tăng nguy cơ khiến trẻ bị viêm da. Bài viết hôm nay bạn hãy cùng Mamogom theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lý do tràn bỉm và bỏ túi cách khắc phục hữu ích nhé. 

Nguyên tắc khi mặc tã, bỉm cho bé

Tã lót, bỉm quần là những vật dụng cần thiết có thể giữ vệ sinh cho bé nếu mẹ nắm chính xác việc mặc đúng cách. Hiện nay có không ít chị em bỉm sữa chỉ vì chọn sai kích thước hoặc mặc bỉm không đúng cách đã dẫn đến tình trạng tràn bỉm. Nếu bạn không muốn chất thải (nước tiểu, phân) dính ra quần áo, chăn, ga, gối, đệm,… thì hãy bỏ túi các nguyên tắc quan trọng khi mặc tã, bỉm cho bé con như sau:

Thao tác nhanh chóng, chính xác

Đối với những trẻ sở hữu tính cách hiếu động, tinh nghịch thì quá trình thay tã bỉm cần được mẹ thực hiện nhanh chóng, chính xác để bé thấy thoải mái nhất. Đặc biệt mẹ có thể thay ngay cả khi trẻ đang nằm hoặc đứng, tuy nhiên trước lúc thay hãy xác định đâu là mặt trước của bỉm để không đóng sai nhé.

Cha mẹ nên mặc tã, bỉm cho bé thật nhanh chóng và chính xác
Cha mẹ nên mặc tã, bỉm cho bé thật nhanh chóng và chính xác

Trong quá trình thay tã, bỉm cha mẹ vẫn nên chú ý đến kết cấu của tã để đảm bảo tính ôm sát phần eo của trẻ, hạn chế bị xô lệch. Khi mặc bỉm, mẹ cần chỉnh kỹ phần nếp thun ở đai lưng và phần viền xung quanh chân để tránh việc trào, tràn chất thải.

Chọn bỉm theo độ tuổi và cân nặng của bé

Tại mỗi giai đoạn phát triển bé con sẽ có thể trạng khác nhau, do đó cha mẹ cần lựa chọn size tã bỉm phù hợp với chiều cao và cân nặng của trẻ. Tránh xảy ra tình trạng tràn chất thải khi bé đóng tã, bỉm chỉ vì kích cỡ quá chật hoặc quá rộng.

Cha mẹ cũng nên sử dụng bỉm quần khi bé con bước vào giai đoạn vận động nhiều hơn. Khi trẻ đã biết trườn, bò, đứng, tập đi,… thì dòng bỉm quần là lựa chọn thích hợp nhất để bé con có thể thoải mái hoạt động. Kiểu dáng thiết kế ôm sát cơ thể, khả năng thấm hút nhanh, giữ vệ sinh tốt cũng là ưu điểm của dòng bỉm này. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm chọn cỡ bỉm cho bé thì hãy bỏ túi size tã quần phù hợp với độ tuổi và cân nặng của bé như sau:

  • Size S phù hợp với bé có cân nặng <5kg.
  • Size M dành cho bé nặng từ 6 – 11kg (trẻ đã biết lật và ngồi).
  • Size L dành cho bé nặng từ 9 – 14kg.
  • Size XL dành cho bé nặng từ 12 – 17kg.
  • Size XXL dành cho bé nặng từ 18 – 25kg.
Tã, bỉm sử dụng cho bé cần có kích thước thật sự vừa vặn 
Tã, bỉm sử dụng cho bé cần có kích thước thật sự vừa vặn

Chọn bỉm riêng biệt theo bé trai – bé gái

Tùy từng đặc điểm giới tính khác nhau mà vị trí bỉm bị ướt khi trẻ đi vệ sinh cũng khác nhau. Đối với bé trai thì khu vực bỉm phía trước sẽ ướt nhiều hơn, còn bé gái sẽ bị ướt ở khu vực phía sau. Chính vì thế khi cha mẹ chọn mua tã bỉm thì hãy nhớ tới nguyên tắc này để bé con thấy thoải mái trong quá trình đóng bỉm.

Các thương hiệu sản xuất tã bỉm nổi tiếng như Mamogom, Merries, Moony,… hiện nay đều sản xuất nhiều sản phẩm có kết cấu phù hợp với từng giới tính của bé. Bỉm dành cho bé trai thường thiết kế thêm lớp lót ở phía trước. Còn bỉm của bé gái sẽ thêm lớp lót ở đoạn giữa và sau để nâng cao khả năng thấm hút, tránh trào/tràn bỉm.

Đảm bảo bé luôn thoải mái khi mặc bỉm

Đây là nguyên tắc quan trọng mà cha mẹ cần chú ý mỗi khi đóng, thay bỉm cho bé. Tã bỉm được sử dụng cần có chất liệu an toàn phù hợp với da bé, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu khi bé ngủ nghỉ, vận động.

Sử dụng bỉm tương ứng với từng thời điểm trong ngày

Hiện nay các thương hiệu sản xuất tã bỉm đều cung cấp các sản phẩm chuyên dụng để phụ huynh có thể chọn mua, sử dụng cho bé con thật phù hợp. Bao gồm tã dán, bỉm quần dùng cho ban ngày và tã bỉm dùng cho ban đêm. Cha mẹ nên phân chia, sử dụng chính xác các loại tã bỉm ban ngày và ban đêm khi chăm sóc bé để trẻ thấy dễ chịu nhất

Cha mẹ nên sử dụng tã, bỉm (ngày/đêm) phù hợp cho bé
Cha mẹ nên sử dụng tã, bỉm (ngày/đêm) phù hợp cho bé

Thay tã, bỉm cho bé bao lâu là phù hợp?

Đây là nguyên tắc quan trọng thường bị nhiều phụ huynh “bỏ lơ” vì công việc bận rộn. Các chuyên gia đã khuyến cáo, cha mẹ nên định kỳ thay tã bỉm cho trẻ từ 2 – 4 tiếng/lần để đảm bảo tính sạch sẽ, khô thoáng giúp bé không bị hăm và viêm da. Sau khi trẻ tiểu tiện nhiều lần (đầy bỉm) hoặc đại tiện xong thì cha mẹ nên thay bỉm ngay dù chưa đủ (2 – 4 tiếng).

Cha mẹ không nên ỷ lại vào tã bỉm rồi đóng 24/24 khiến bé con cảm thấy khó chịu, bí bách,… dẫn đến tình trạng quấy khóc, hằn đỏ, viêm da, hăm da. Cha mẹ chỉ nên đóng bỉm vào ban đêm để trẻ thấy dễ chịu khi ngủ.

Trong trường hợp trẻ hay vui chơi trong nhà mẹ hãy hạn chế mặc tã bĩm vào ban ngày và để bé thả rông nhiều hơn. Cha mẹ nên rèn luyện để bé có thói quen đi vệ sinh đúng giờ, phản xạ tốt bằng cách giảm thiểu thời gian sử dụng tã bỉm.

Nguyên nhân gây tràn khi dùng tã, bỉm mẹ cần lưu ý 

Có khá nhiều lý do dẫn đến tình trạng tã, bỉm bị tràn khi đóng cho bé con mà mẹ cần chú ý đến. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại một cách chi tiết để bạn đọc dễ ghi nhớ và hạn chế mắc phải trong quá trình chăm sóc bé con, cụ thể:

Do đóng tã, bỉm sai cách

Đây là một trong các nguyên nhân gây tràn bỉm phổ biến nhất mà cha mẹ thường mắc phải khi đóng tã bỉm cho bé:

  • Tã, bỉm sau khi đóng không ôm sát vào cơ thể bé con khiến phần lưng có một khoảng trống.
  • Tã, bỉm sau khi đóng lệch quá nhiều về phía trước hoặc phần sau lưng khiến chất thải bị tràn, trào ra ngoài.

Đóng tã, bỉm sai cách thường khiến bé con bị hăm da

Nếu rơi vào các nguyên nhân trên thì cha mẹ cần khắc phục lập tức để tránh việc nước tiểu, phân tràn ra lưng, đùi,… thông qua các thao tác đơn giản như sau:

  • Đặt bỉm phía dưới bé con, đảm bảo kéo tã bỉm cao tới ngang rốn và bao phủ hết trọn bộ vùng mông.
  • Đối với tã dán, cha mẹ nên đóng phần lưng sau cao hơn khu vực phía trước. Sau đó dính chặt lại tã bỉm theo hướng chéo xuống.
  • Chú ý kiểm tra độ vừa vặn của bỉm bằng cách đặt ngón tay vào giữa vùng lưng bé và bỉm để cảm nhận tính ôm khít.

Do chọn sai kích thước

Chọn sai kích thước tã bỉm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tràn, trào chất thải. Cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra thể trạng của bé con để lựa chọn kích cỡ tã bỉm thật phù hợp. Sản phẩm có kích cỡ không đúng với chiều cao, cân nặng của bé (quá chật, quá rộng) sẽ khiến trẻ thấy khó chịu khi sử dụng tã bỉm. Kích cỡ bỉm chuẩn phù hợp với thể trạng của bé bên trên chúng tôi đã chia sẻ, bạn hãy tham khảo để bản thân có lựa chọn chính xác khi đi mua cho bé là được.

Do sản phẩm bỉm có khả năng thấm hút và chống tràn kém

Cha mẹ cũng nên lưu ý đến lượng nước tiểu của trẻ thải ra trong một ngày để chọn mua được tã bỉm phù hợp với bé. Thực tế lượng chất thải của trẻ sẽ ngày càng tăng sau khi lớn hơn.

Thời điểm bé con tròn 1 tuổi, trung bình một ngày lượng nước tiểu trẻ thải ra sẽ nhiều gấp đôi trẻ sơ sinh. Dù kích thước tã bỉm có phù hợp với trẻ nhưng sản phẩm không có độ thấm hút tốt thì nguy cơ trào, tràn chất thải là khó tránh khỏi. Do đó phụ huynh nên ưu tiên chọn mua các sản phẩm tã bỉm có độ thấm hút vượt trội. Tiêu biểu như tã bỉm Mamogom (Hàn Quốc) để hạn chế việc tràn, trào chất thải khiến cả mẹ và bé đều thấy khó chịu nhé.

Tã bỉm có độ thấm hút, chống tràn kém sẽ khiến bé con bị hăm da 
Tã bỉm có độ thấm hút, chống tràn kém sẽ khiến bé con bị hăm da

Mách mẹ các bước đóng bỉm cho trẻ đúng cách, hạn chế tràn bỉm tối đa 

Nhiều cha mẹ khi thay bỉm cho con thường “lóng ngóng”, gặp khó khăn bởi chưa nắm được cách đóng bỉm chính xác. Điều này cũng là lý do chính dẫn đến việc tràn bỉm, hăm da, ngứa ngáy, rôm sảy của bé. Dưới đây chúng tôi đã hướng dẫn các bước đóng bỉm cho trẻ đúng cách, hạn chế tràn bỉm tối đa để bạn có thể tham khảo và áp dụng theo. Cụ thể chỉ có 4 bước đơn giản, rất dễ thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

Trước tiên cha mẹ cần làm sạch tay bằng dung dịch sát khuẩn, thấm khô tay. Lúc này chuẩn bị đầy đủ một số vật dụng như tấm vải lót, giấy ướt, khăn bông, kem bôi chống hăm và bỉm/tã sạch. Chú ý các vật dụng này cần đặt ở vị trí sát gần, tiện cho bạn với lấy trong quá trình thay, đóng bỉm.

Bước 2: Cởi tã bẩn ra cho bé

Cha mẹ cần trò chuyện, cưng nựng trẻ để thu hút sự chú ý của bé rồi mới bắt đầu thay bỉm. Khi cưng nựng hãy thực hiện việc cởi quần áo, tháo bỉm/tã bẩn. Sau đó dùng chính phần vải (còn sạch) của tã, bỉm để lau qua vùng kín, mông của bé.

Dùng tay nắm vào 2 cổ chân bé rồi nhấc nhẹ lên, sau đó rút tã bỉm đã bẩn ra. Nhẹ nhàng gấp gọn lại sau đó đặt tã bỉm bẩn tại vị trí xa tầm với của trẻ.

Bước 3: Vệ sinh cho bé

Tùy vào đặc điểm giới tính của trẻ mà cha mẹ nên làm sạch, vệ sinh sạch sẽ cho bé có chút khác biệt để hạn chế vi khuẩn, viêm da,… một cách tốt nhất. Cụ thể:

  • Đối với bé gái: Nhúng khăn vào nước ấm, vắt nhẹ rồi lau sạch sẽ vùng kín của bé từ trước ra sau. Sau đó gập khăn lại rồi dùng mặt sạch còn lại của khăn lau tiếp các nếp gấp, bẹn, kẽ vùng kín và mông.
  • Đối với bé trai: Sau khi tháo bỉm bẩn, cha mẹ cần dùng khăn ướt phủ lên vùng kín của trẻ để tránh tình trạng bé tè ngược lên trên hay vọt vào mặt,… Dùng khăn ấm lau thấm nhẹ nhàng vùng kín và mông của bé để làm sạch.

Bước 4: Mặc tã/bỉm mới

Lau rửa sạch sẽ xong xuôi cho bé con, cha mẹ cần dùng khăn khô thấm sạch người bé rồi để “thả rông” 10 – 15 phút. Bóc tã, bỉm mới sau đó nắm nhẹ 2 chân để nhấc lên rồi đóng tã, bỉm mới là được. Cha mẹ chú ý căn chỉnh bỉm đúng cách để sản phẩm ôm khít vào người bé. Hạn chế việc tã bỉm quá chật, quá rộng khiến chất thải rò rỉ ra ngoài.

Cha mẹ chú ý căn chỉnh chính xác khi đóng tã/bỉm mới cho bé
Cha mẹ chú ý căn chỉnh chính xác khi đóng tã/bỉm mới cho bé

Lời kết

Trên đây Mamogom đã tổng hợp lại các nguyên nhân gây tràn bỉm để bạn đọc có thể nắm rõ và bỏ túi được cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng sau khi theo dõi bạn sẽ đóng bỉm đúng cách để bé con thấy thoải mái, bản thân cũng yên tâm hơn khi chăm sóc trẻ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Messenger