Bấm móng tay cho trẻ sơ sinh hiện đang được rất nhiều bậc phụ huynh thực hiện phổ biến. Mặc dù móng tay của trẻ mềm và dẻo hơn so với móng tay của người lớn nhưng vẫn có thể gây xước và cần được cắt tỉa thường xuyên. Vậy, có nên bấm móng tay cho trẻ sơ sinh hay không? Cần lưu ý những gì? Để giải đáp thắc mắc trên, hãy cùng Mamogom đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Có nên thực hiện bấm móng tay cho trẻ sơ sinh hay không?
Hầu hết trẻ sơ sinh đều có móng tay mềm, phát triển nhanh chóng và rất linh hoạt. Ngoài ra, móng của trẻ sơ sinh còn có thể khá thô và sắc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trẻ có thể tự cào vào mặt mình hay cào vào mặt cha mẹ. Vậy nên, cha mẹ cần thực hiện bấm móng tay cho trẻ sơ sinh và vệ sinh móng thật sạch sẽ.
Cha mẹ cũng nên thường xuyên bấm móng tay cho trẻ do móng tay của trẻ thường mềm và dẻo hơn móng tay của người lớn nhưng lại rất sắc. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh lại ít khả năng kiểm soát được chân tay của mình nên khi dơ chân tay có thể chạm và gãi vào mặt của bản thân hay mặt cha mẹ.
Hướng dẫn chi tiết các bước bấm móng tay cho trẻ sơ sinh
Quá trình bấm móng tay cho trẻ sơ sinh là điều rất cần thiết và cha mẹ cần thực hiện thường xuyên với ba bước đơn giản như sau:
- Bước 1: Cha mẹ dùng tay và một đầu ngón tay giữ chắc tay của trẻ. Nên tránh trường hợp tay trẻ không được giữ chắc có thể cử động và gây tình trạng bị thương.
- Bước 2: Cha mẹ nên cắt móng tay cho trẻ theo hình dạng ngón tay. Không nên thực hiện cắt quá sát làm lộ phần thịt dưới móng của trẻ để tránh khiến trẻ bị đau và khó chịu. Khi cắt móng tay cho trẻ, cha mẹ nên ấn phần mềm của đầu ngón xuống để phần móng được lộ rõ bên ngoài giúp quá trình cắt trở nên đơn giản và an toàn hơn.
- Bước 3: Cha mẹ sử dụng giũa móng tay và nhẹ nhàng giũa những phần sắc nhọn, gồ ghề trên tay của trẻ.
Những lưu ý quan trọng trong quá trình bấm móng tay cho trẻ sơ sinh
Trong quá trình bấm móng tay cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cũng nên ghi nhớ một vài lưu ý quan trọng như sau:
1. Nên sử dụng bộ dụng cụ cắt móng tay dành riêng cho trẻ sơ sinh
Để giúp quá trình bấm móng tay cho trẻ sơ sinh được an toàn và thuận tiện hơn, cha mẹ nên ưu tiên sử dụng bộ dụng cụ chuyên bấm móng tay cho trẻ sơ sinh. Bộ dụng cụ này thường được thiết kế với độ sắc và kích thước phù hợp với trẻ.
2. Không nên bấm móng tay cho trẻ sơ sinh vào mùng 1 âm lịch
Không nên bấm móng tay cho trẻ sơ sinh vào mùng 1 âm lịch chính là quan niệm của dân gian ta thời xưa. Bởi vì móng tay là bộ phận con người nên không nên loại bỏ những gì thuộc về cơ thể vào đầu tháng. Đặc biệt là khi trẻ sơ sinh lại có sức đề kháng rất yến nên cha mẹ nên kiêng cho trẻ vào thời gian này.
3. Không nên thực hiện bấm móng tay khi trẻ đang khóc
Hầu hết trẻ sơ sinh thường không thích cắt móng tay nên sẽ khóc thét lên. Lúc này, cha mẹ không nên gượng ép để bấm móng tay cho trẻ sơ sinh vì điều này có vô tình bấm vào phần thịt của trẻ và gây chảy máu. Chính vì thế, đầu tiên, cha mẹ nên dỗ trẻ sơ sinh nín hẳn rồi mới tiếp tục bấm móng tay hay chờ cho trẻ ngủ.
4. Không nên bấm móng tay và chân cho trẻ sơ sinh sau 18 giờ
Theo như lời truyền miệng từ dân gian thì việc bấm móng tay, móng chân cho trẻ sơ sinh sau 18 giờ tối sẽ khiến trẻ gặp nhiều điều không may mắn và ảnh hưởng đến tuổi đời sau này. Đặc biệt, theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh việc bấm móng tay cho trẻ sơ sinh vào buổi tối cũng không tốt.
Lý do là vì móng tay, chân của trẻ gần với các dây thần kinh của ngón tay, chân giúp điều hoà cơ thể và điều tiết mạch máu tốt hơn. Các dây thần kinh của trẻ vào buổi tối thường rất mệt mỏi nên không nên đụng vào khu vực này. Bên cạnh đó, các dụng cụ bấm móng tay cho trẻ sơ sinh đều là những vật sắc nhọn. Vậy nên, khi bấm vào ban đêm trong không gian tối sẽ rất dễ bấm phải thịt và gây ra thương tích không đáng có.
5. Nên lựa chọn thời điểm bấm móng tay thích hợp cho trẻ sơ sinh
Việc bấm móng tay cho trẻ sơ sinh cũng nên lựa chọn thời điểm thích hợp và lý tưởng nhất như lúc trẻ ngủ, phân tâm khi ăn hay lúc bú. Bời vì những lúc này, trẻ thường sẽ không cựa quậy hay ít cựa quậy và hạn chế tối đa việc dụng cụ bấm làm tổn thương da. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể thực hiện bấm móng tay cho trẻ sơ sinh sau khi tắm vì móng tay lúc này thường rất mềm và dễ cắt.
6. Không nên “lấy khóe” móng tay và móng chân cho trẻ sơ sinh bằng vật nhọn
Trong quá trình bấm móng tay cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cũng không nên thực hiện “lấy khoé” móng tay. Nếu trong móng tay, chân của trẻ có chất bẩn thì chỉ cần sử dụng nước sạch xả cho đến khi hết là được. Việc lấy khoé móng tay, chân cho trẻ sẽ làm tổn thương lớp da thịt còn non nớt và còn gây đau đớn.
Lời kết
Việc bấm móng tay cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết mà các bậc cha mẹ nên thực hiện thường xuyên. Điều này để tránh khi trẻ dơ chân tay của mình có thể chạm và gãi vào mặt của chính mình hoặc vào mặt của bố mẹ. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn và cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với Mamogom nhé!