Việc trẻ bị nghẹt mũi về đêm có thể làm cho bố mẹ lo lắng và bối rối khi lần đầu đối mặt. Mặc dù đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nếu để kéo dài và không được khắc phục thì có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sức khỏe của trẻ. Vì vậy, để có thể chăm sóc trẻ tốt hơn, bố mẹ cần hiểu rõ về bệnh lý và biết cách xử lý sao cho phù hợp nhất. Nếu ba mẹ cũng đang gặp phải vấn đề tương tự thì hãy theo dõi bài viết để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Nguyên nhân khiến bé nghẹt mũi
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị nghẹt mũi về đêm, trong đó có thể kể đến như:
- Thời tiết thay đổi: làm trẻ bị cảm lạnh, sổ mũi, dễ dàng bị nghẹt mũi hơn.
- Các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, dị ứng,…
- Việc mọc răng cũng có thể làm cho dịch tiết ra nhiều hơn, chảy xuống mũi họng, gây viêm nhiễm dẫn đến nghẹt mũi.
- Nhiễm vi khuẩn, virus, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng kèm theo như ho, sốt, đau họng,…
- Thay đổi môi trường sống làm trẻ chưa kịp thích ứng.
- Các yếu tố kích thích khác như khói bụi, thuốc lá, ô nhiễm môi trường, hóa chất,… cũng có thể gây ra tình trạng ngạt mũi ở trẻ.
Cách giảm tình trạng nghẹt mũi ở bé
Dưới đây là một số cách giúp giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi ở bé mà ba mẹ nên biết:
Hút dịch mũi
Để làm sạch dịch mũi cho trẻ sơ sinh, trước tiên cần nhỏ từ 1 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào một lỗ mũi và đợi khoảng 10-30 giây để dịch mũi được làm loãng. Sau đó, bịt một lỗ mũi lại và sử dụng một dụng cụ hút mũi (có thể là dạng quả bóp cao su hoặc dụng cụ hút mũi 2 dây,…) để hút chất nhầy ở lỗ mũi đã được làm ướt. Sau khi hoàn thành với một lỗ mũi, cần chuyển sang lỗ mũi còn lại và lặp lại quá trình trên. Nên tạo khoảng thời gian nghỉ giữa hai bên để tránh làm cho trẻ bị khó thở. Việc hút mũi nên được thực hiện trước bữa ăn của trẻ và có thể được lặp lại vài lần trong ngày. Tuy nhiên, không nên tiến hành khi trẻ không tỉnh táo hoặc gần giờ ngủ của trẻ.
Xông hơi cho mũi
Để giảm các triệu chứng ngạt mũi thường xuyên ở trẻ nhỏ trên 3 tuổi, phương pháp xông mũi bằng nước ấm thường được sử dụng. Phương pháp này giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi và làm cho khoang mũi thoáng hơn, giảm cảm giác khó thở và khó chịu cho trẻ. Khi xông mũi, bố mẹ có thể thêm một ít gừng thái lát mỏng hoặc 2-3 giọt dầu khuynh diệp để tăng thêm hiệu quả.
Day nhẹ hoặc massage vùng cánh mũi
Để giúp giảm thiểu các triệu chứng khi trẻ ngạt mũi về đêm, một trong những tuyệt chiêu đơn giản mà bố mẹ có thể áp dụng đó là day nhẹ cánh mũi. Để thực hiện phương pháp này, mẹ nên dùng hai ngón út hoặc ngón trỏ để nhẹ nhàng day và vuốt dọc lấy cánh mũi của bé.
Động tác này giúp kích thích sự lưu thông trong khoang mũi và làm nóng sống mũi, giúp trẻ dễ thở hơn. Khi thực hiện động tác này nhiều lần, trẻ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Thay đổi tư thế ngủ của bé
Nghẹt mũi về đêm thường gây khó chịu, làm trẻ khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, thậm chí có thể gây mất ngủ kéo dài. Để giải quyết vấn đề này, mẹ có thể thay đổi tư thế ngủ cho bé bằng cách kê một phần vai của trẻ lên gối. Thay đổi này giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ thở hơn. Mẹ cũng có thể để bé nằm nghiêng về một phía để giảm thiểu cảm giác khó thở khi ngủ.
Những trường hợp nên cho bé đi khám
Thường thì tình trạng nghẹt mũi về đêm ở trẻ sơ sinh có thể tự khắc phục và sau khi bệnh đã qua, bé sẽ có hệ miễn dịch mạnh hơn. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nghẹt mũi không giảm sau vài ngày, bạn cần đưa bé đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, bạn cũng cần đưa bé đi cấp cứu ngay nếu bé có dấu hiệu khó thở nghiêm trọng:
- Có biểu cảm hoảng sợ
- Bị khó chịu cuối mỗi hơi thở
- Thở mạnh thành tiếng
- Không bú được vì khó thở quá
- Da bé xanh xao, đặc biệt là xung quanh móng tay và môi
Nếu không được chăm sóc kịp thời, tình trạng nghẹt mũi về đêm ở trẻ sơ sinh có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu kiên nhẫn cho bé bú đầy đủ và đảm bảo không khí trong phòng ẩm sạch, mẹ có thể cải thiện tình trạng này một cách đáng kể.
Bài viết trên là những thông tin hữu ích nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến ba mẹ về tình trạng trẻ bị nghẹt mũi về đêm. Hy vọng với những gợi ý và cách xử lý trên sẽ giúp bố mẹ yên tâm hơn phần nào khi trẻ gặp phải tình trạng này. Nếu ba mẹ cần được tư vấn hoặc có nhu cầu mua các sản phẩm dành cho mẹ và bé, hãy liên hệ với chúng tôi qua website Mamogom để được hỗ trợ sớm nhất nhé!