Hướng dẫn cách pha sữa bột đảm bảo dinh dưỡng cho bé

Cách pha sữa bột đang được rất nhiều phụ huynh đặc biệt quan tâm. Mặc dù sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhưng vì nguyên nhân nào đó người mẹ không đủ sữa hay không có sữa thì việc sử dụng sữa bột là rất cần thiết. Để tìm hiểu chi tiết hơn về cách pha sữa này, hãy cùng Mamogom đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn chi tiết cách pha sữa bột đơn giản và an toàn cho bé

Cách pha sữa bột cho bé vô cùng đơn giản và được nhiều bậc phụ huynh áp dụng phổ biến với các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và thực hiện tiệt trùng các dụng cụ pha sữa

Các dụng cụ pha sữa bột cho trẻ sẽ gồm có bình sữa, núm vú cần được thực hiện vệ sinh một cách sạch sẽ, tiệt trùng và phơi khô ráo nước trước khi sử dụng. Từ đó đảm bảo an toàn vệ sinh và giúp bé không bị tiêu chảy từ các loại vi khuẩn xâm nhập vào dụng cụ pha sữa.

Chuẩn bị và thực hiện tiệt trùng các dụng cụ pha sữa
Chuẩn bị và thực hiện tiệt trùng các dụng cụ pha sữa

Các mẹ nên sử dụng máy tiệt trùng để vệ sinh bình sữa và núm vú. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cho bình vào nồi nước đem đun sôi và sau khi sôi có thể ngâm bình cùng núm vú trong nồi khoảng 20 – 30 phút. Sau đó thực hiện vớt ra và tráng lại với nước đun sôi để nguội và phơi cho khô ráo.

Bước 2: Vệ sinh và khử khuẩn tay trước khi thực hiện pha sữa bột

Các mẹ cần vệ sinh tay trước khi bắt đầu pha sữa cho bé bởi vì bàn tay mẹ tác động rất lớn đến chất lượng sữa cho bé ăn. Vậy nên, các mẹ cần phải rửa tay thật sạch sẽ mỗi khi chạm vào dụng cụ pha sữa cho bé.

Bước 3: Đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì của sữa bột

Tuỳ vào từng loại sữa bé uống sẽ có cách pha sữa bột khác nhau. Ngoài ra, lượng nước, tỉ lệ nước và sữa còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Vậy nên, các mẹ cần phải đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì của sữa bột. Nếu muốn thay đổi tỉ lệ pha sữa thì cần có chỉ định của bác sĩ.

Đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì của sữa bột
Đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì của sữa bột

Bước 4: Đun sôi nước và để nguội ở nhiệt độ khoảng 37 độ C – 40 độ C

Khi các mẹ pha sữa bột cho bé nên đun sôi và để nước nguội ở nhiệt độ cần thiết, không nên pha với nước nguội đã để lâu. Các mẹ cũng nên ước tính lượng sữa bé bú cho một bữa và đổ lượng nước tương ứng vào bình.

Bước 5: Tiến hành pha sữa bột cho bé

Các mẹ nên sử dụng muỗng để đo lường có sẵn đong lượng sữa theo đúng hướng dẫn. Sau đó gạt lượng bột sao cho vừa bằng với mép của muỗng đong để tránh sữa quá đặc hay quá loãng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Tiếp đó, các mẹ cho sữa vào bình, đậy nắp lại và lắc từ từ cho sữa bột tan đều.

Tiến hành pha sữa bột cho bé
Tiến hành pha sữa bột cho bé

Nếu lượng sữa pha cho bé không hết thì các mẹ có thể uống nốt giúp con và không nên để bé ăn đi ăn lại. Điều này vừa làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng và vừa có nguy cơ khiến bé dễ bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, các mẹ nên kiểm tra nhiệt độ sữa một lần nữa bằng cách đổ ra mu bàn tay trước khi cho bé ăn sữa. Bột sữa khi mở ra cũng chỉ nên dùng trong vòng một tháng và nếu quá thời gian này, các mẹ nên đổi hộp sữa mới để đảm bảo an toàn.

Những lưu ý quan trọng khi cho bé uống sữa bột

Ngoài việc tìm hiểu về cách pha sữa bột, các bậc phụ huynh cũng nên ghi nhớ một vài lưu ý quan trọng như sau:

1. Lượng sữa bột cho bé cần trong từng giai đoạn

  • Em bé từ 5 ngày tuổi – 3 tháng tuổi: Đối với một em bé khoẻ mạnh và sinh đủ tháng cần khoảng 150ml sữa bột trên mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
  • Em bé từ 3 – 6 tháng tuổi: Bé sẽ cần khoảng 120ml sữa bột cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.
  • Em bé từ 6 – 12 tháng tuổi: Bé cần khoảng 90ml – 120ml sữa bột/ mỗi kg trọng lượng cơ thể.
  • Đối với những em bé sinh non tháng, các mẹ cần chú ý cho bé uống nhiều sữa bột hơn khoảng 160ml – 180ml sữa bột/ mỗi kg trọng lượng cơ thể.

2. Không được làm ấm bình sữa trong lò vi sóng

Hiện nay rất nhiều phụ huynh thường hâm sữa bằng lò vi sóng vì cách này sẽ làm ấm sữa nhanh chóng. Tuy nhiên, mức nhiệt hâm nóng sữa trong lò vi sóng quá cao nên sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Ngoài ra, lò vi sóng cũng chỉ làm nóng vỏ bên ngoài và không hâm nóng đồng đều sữa được. Các mẹ cũng không nên để sữa ra ngoài tủ lạnh và chờ cho nhiệt độ sữa tự nguội. Điều này sẽ gây ra nguy cơ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và nảy nở trong sữa.

Không được làm ấm bình sữa trong lò vi sóng
Không được làm ấm bình sữa trong lò vi sóng

3. Nên dùng nước lọc đã đun sôi để pha sữa bột cho bé 

Các mẹ chỉ nên sử dụng nước lọc đã đun sôi để pha sữa đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé. Tuyệt đối không được sử dụng nước lã, nước tinh khiết hay nước khoáng để pha sữa bột. Bởi vì những loại nước này đều sẽ làm thay đổi thành phần dinh dưỡng trong sữa. Ngoài ra, nước khoáng thường được sử dụng để pha sữa cho bé nhưng hệ tiêu hoá của bé vẫn chưa hoàn thiện nên không thể chuyển hoá thành các khoáng chất có trong nước khoáng nên dễ dẫn đến sỏi thận.

4. Không nên dùng lượng sữa bột còn sót lại

Các mẹ nên vứt bỏ phần sữa thừa sau mỗi lần bé uống sữa thay vì tận dụng và tiếp tục bảo quản sữa trong bình. Điều này để tránh tạo ra vi khuẩn khiến bé dễ mắc bệnh do vi khuẩn có thể phát triển trong môi trường nước ấm hay nước bọt của bé vào sữa.

5. Không nên pha trộn thêm thức ăn khác vào sữa bột

Các mẹ không nên thực hiện trộn thêm thức ăn khác như ngũ cốc vào sữa hay bất kỳ thức ăn nào khác vào sữa. Nếu cảm thấy bé có thể hấp thụ thêm dưỡng chất từ nguồn thức ăn này thì nên được bác sĩ tư vấn thêm trước khi thêm thức ăn khác vào sữa cho bé uống mỗi ngày.

Không nên pha trộn thêm thức ăn khác vào sữa bột
Không nên pha trộn thêm thức ăn khác vào sữa bột

6. Bảo quản sau khi đã pha sữa bột cho bé

Việc bảo quản sữa bột cho bé cũng nắm vai trò vô cùng quan trọng mà các mẹ cần quan tâm như sau:

  • Các mẹ nên bảo quản sữa trong tủ lạnh ngay sau khi pha sữa nếu chưa được sử dụng ngay.
  • Nếu bé đã bú sữa thì phần sữa còn lại không nên cho bé sử dụng nữa.
  • Không nên cho bé sử dụng sữa để ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ hay lâu hơn.
  • Sữa bột được bảo quản trong tủ lạnh hơn 24 giờ thì không nên cho bé bú.
  • Các mẹ cần kiểm tra xem sữa được bảo quản trong tủ lạnh còn dùng được hay không trước khi cho bé bú dù thời gian bảo quản chưa đến 24 giờ.
  • Nếu mẹ và bé cần đi ra ngoài trong một vài tiếng thì có thể mang theo bình ủ sữa hay bỏ bình sữa vào tủ lạnh và cho bé sử dụng trong 4 tiếng đồng hồ.
  • Sữa bột để trong tủ lạnh cũng không cần làm nóng mà chỉ cần bỏ ra ngoài khoảng 1 tiếng hay làm ấm bằng cách để vào trong bình nước nóng. Tuyệt đối không được hâm nóng sữa bằng lò vi sóng.

Lời kết

Cách pha sữa bột vô cùng đơn giản và tiện lợi nên được nhiều phụ huynh quan tâm. Không những thế, phụ huynh cũng nên ghi nhớ một vài lưu ý trong quá trình pha sữa, vệ sinh và bảo quản sữa. Hy vọng bài viết trên đây của Mamogom sẽ giúp phụ huynh biết cách pha sữa đúng cách cho bé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Messenger