Cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm sâu giấc không quấy khóc

Trong suốt quá trình nuôi dạy con thì một trong những điều khiến các bà mẹ lo lắng nhất khi chăm con đó chính là tình trạng quấy đêm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của cha mẹ. Vậy, làm thế nào để giúp trẻ sơ sinh ngủ đêm sâu giấc? Hãy cùng Mamogom đọc ngay bài viết dưới đây để tham khảo các cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm này nhé!

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh hay thức đêm?

Trước khi tìm hiểu về các cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm, cha mẹ cũng nên tham khảo những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay thức đêm như sau:

Nguyên nhân 1: Sinh lý

Giấc ngủ của con người được chia thành hai giai đoạn chính đó là REM (Rapid Eye Movement) và Non-REM (Non Rapid Eye Movement). Thời gian ngủ của người lớn có tới 75% thời gian là Non-REM và 25% thời gian là REM. Còn thời gian ngủ của trẻ con có tới 50% thời gian ngủ là REM.

Trẻ sơ sinh thường khó ngủ, rất dễ giật mình và tỉnh giấc khi có tác động từ bên ngoài
Trẻ sơ sinh thường khó ngủ, rất dễ giật mình và tỉnh giấc khi có tác động từ bên ngoài

Hơi thở và nhịp tim của trẻ sơ sinh ở giai đoạn REM thường nhanh hơn do não bộ và các cơ quan hô hấp tăng hoạt động dù trẻ đang ngủ. Vậy nên, trẻ sơ sinh thường rất khó ngủ, dễ giật mình và thường tỉnh giấc do tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh khó ngủ cũng có thể do bú sữa quá no hay chưa đủ no. Khi trẻ sơ sinh đã lớn và vận động vào ban ngày tăng cũng sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ hơn.

Nguyên nhân 2: Bệnh lý

Tình trạng trẻ sơ sinh thường khó ngủ và quấy khóc, thức đêm cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý như sau:

#1: Trẻ sơ sinh bị thiếu canxi và còi xương

Trẻ sơ sinh bị thiếu canxi và còi xương là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ khó ngủ đêm. Khi trẻ thiếu các vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, magie sẽ khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ và đặc biệt là hội chứng chân không yên thường thấy ở trẻ thiếu sắt. Điều này khiến trẻ sơ sinh cảm thấy mệt mỏi, hay ngủ ngày nên khó ngủ sâu giấc về đêm.

Thiếu canxi và còi xương là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh khó ngủ
Thiếu canxi và còi xương là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh khó ngủ

#2: Trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn đường hô hấp hay đường mũi họng

Trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn đường hô hấp hay đường mũi họng như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi xoang hay viêm phổi,… Nếu trẻ sơ sinh mắc phải những bệnh lý này sẽ bị khó thở và phải thở bằng miệng, ngủ ngáy nên khiến trẻ khó ngủ hơn.

#3: Trẻ sơ sinh bị mộng du

Trẻ sơ sinh bị mộng du thường hay gặp ác mộng, hay vặn mình và quấy khóc. Từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm và ngủ không sâu giấc của trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị mộng du khiến trẻ hay vặn mình, quấy khóc và ngủ không sâu giấc
Trẻ sơ sinh bị mộng du khiến trẻ hay vặn mình, quấy khóc và ngủ không sâu giấc

Nguyên nhân 3: Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt không hợp lý cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh khó ngủ, thức đêm và hay quấy khóc. Cụ thể như sau:

  • Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh không hợp lý do ban ngày ngủ quá dài nên khiến trẻ khó ngủ về đêm.
  • Trẻ sơ sinh thường được cha mẹ đưa võng hay bế bồng khi ngủ nên khi không được bế ẵm hay ngủ trên võng nôi, trẻ sẽ không ngủ được.
  • Phòng ngủ của trẻ sơ sinh quá ồn ào hay ánh sáng quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, quấy khóc, thức đêm và dễ tỉnh giấc.
  • Trẻ sơ sinh khó ngủ và thức đêm do điều kiện vệ sinh không sạch sẽ như tã bỉm ướt hay giường chiếu và quần áo không sạch sẽ. Điều này khiến trẻ cảm giác khó chịu và ngứa ngáy.
Chế độ sinh hoạt không hợp lý có thể khiến trẻ sơ sinh khó ngủ và quấy khóc 
Chế độ sinh hoạt không hợp lý có thể khiến trẻ sơ sinh khó ngủ và quấy khóc

Vậy, vai trò giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Có thể nói, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và cả bậc cha mẹ. Lúc cơ thể chìm vào giấc ngủ cũng là thời gian não bộ phát triển. Ngoài ra, quá trình phát triển của trẻ sơ sinh còn diễn ra khi ngủ thông qua Hormon tăng trưởng.

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ sơ sinh

Có đến 80% tế bào não được tạo ra trong thời gian 3 năm đầu đời và còn liên quan mật thiết đến chất lượng giấc ngủ, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh. Vậy nên, giấc ngủ không chỉ giúp trẻ sơ sinh phát triển về thể chất mà còn giúp trẻ phát triển trí tuệ. Bởi vì những thông tin mà trẻ sơ sinh tiếp nhận vào ban ngày sẽ được não bộ tiến hành xử lý vào ban đêm khi ngủ.

Tổng quan các cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm ngon giấc và không quấy khóc

Để giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn và ngoan ngoãn hơn, cha mẹ nên thực hiện các cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm như sau:

#1: Luyện cho trẻ sơ sinh phân biệt ngày và đêm

Cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm đầu tiên đó chính là luyện cho trẻ phân biệt ngày và đêm. Khi trong bụng mẹ, trẻ đã có thói quen hoạt động về đêm nên khi chào đời vẫn sẽ giữ thói quen này. Vậy nên, cha mẹ cần giúp trẻ biết cách phân biệt ngày đêm để giúp cải thiện lịch sinh hoạt một cách hợp lý nhất.

Luyện cho trẻ sơ sinh phân biệt ngày và đêm
Luyện cho trẻ sơ sinh phân biệt ngày và đêm

Vào ban ngày, cha mẹ nên bật đèn sáng, mở nhạc vui nhộn và kéo rèm cửa để ánh sáng hắt vào vừa đủ. Điều này giúp trẻ nhận biết được đây là thời gian chơi của trẻ thay vì ngủ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh cũng cần có những giấc ngủ ngắn vào ban ngày để tránh khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và căng thẳng. Còn vào ban đêm, cha mẹ nên giữ không gian yên tĩnh, tắt đèn và thay tã cho trẻ để trẻ đi vào giấc ngủ dễ hơn.

#2: Tuyệt đối không nên bế ru và rung lắc trẻ sơ sinh

Chắc chắn rất nhiều mẹ thương con nên hay ôm ấp con vào lòng và bế ru cho trẻ ngủ hay đi quanh nhà. Tuy nhiên, điều này lại tạo thói quen xấu và ảnh hưởng đến quá trình tự ngủ của trẻ. Vậy nên, khi cho trẻ sơ sinh bú không được rung lắc để không gây tổn thương não của trẻ. Mẹ nên ngồi một chỗ hay nằm cho trẻ bú để trẻ tự ngủ thay vì được bế vỗ về.

#3: Đảm bảo thời gian ngủ ngày của trẻ sơ sinh

Việc trẻ hay quấy khóc về đêm và khó ngủ không phải là do trẻ ngủ ngày nhiều. Vậy nên, cha mẹ không nên tự ý cắt giấc ngủ ngày của trẻ bằng cách ngăn cản trẻ ngủ ngày và cho chơi cả ngày. Điều này sẽ khiến trẻ cảm giác khó chịu, mệt mỏi và cáu gắt liên tục. Điều tốt nhất cha mẹ nên làm đó là tham khảo thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng cột mốc giúp đảm bảo giấc ngủ đầy đủ hơn.

Đảm bảo thời gian ngủ ngày của trẻ sơ sinh
Đảm bảo thời gian ngủ ngày của trẻ sơ sinh

#4: Lịch ngủ đều đặn cho trẻ sơ sinh

Theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc trẻ sơ sinh có lịch ngủ đều đặn thường sẽ có giấc ngủ ngon hơn. Vậy nên, cha mẹ nên thay đổi lịch tắm của trẻ vào cuối buổi để kết thúc một ngày cho trẻ. Ngoài ra, sau khi tắm sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thư giãn và sẵn sàng bước vào giấc ngủ ngon hơn.

#5: Nên cho trẻ sơ sinh đi ngủ sớm

Hầu hết trẻ sơ sinh đều ngủ nhiều và ít giật mình hơn khi được ngủ sớm. Vậy nên, khoảng thời gian lý tưởng để trẻ sơ sinh bắt đầu bước vào giấc ngủ đó là từ khoảng 19h30 – 20h.

Nên cho trẻ sơ sinh đi ngủ sớm
Nên cho trẻ sơ sinh đi ngủ sớm

#6: Nên cho trẻ sơ sinh ăn cữ cuối

Trước khi cha mẹ chuẩn bị đi ngủ thì nên nhẹ nhàng đánh thức trẻ sơ sinh dậy để ăn cữ cuối. Sau đó, đặt trẻ xuống trong khi trẻ thức nhưng lại cảm thấy buồn ngủ. Nếu cha mẹ muốn rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm thì nên cho trẻ bú đủ và no trước khi đi ngủ. Bởi vì chỉ khi bú sữa no, trẻ mới không cần bú đêm và ngủ một mạch đến sáng.

#7: Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ sơ sinh khi ngủ

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng việc cho trẻ ngậm núm vú và quấn chũi sẽ giúp trẻ được trấn an và cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu trẻ sơ sinh ngủ trong nôi thì nên chọn loại chăn mềm để tránh khiến trẻ bị nghẹt thở. Ngoài ra cũng có thể quấn khăn để trẻ sơ sinh không bị giật mình.

#8: Nên cho trẻ sơ sinh ngủ riêng

Hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để có thể ngủ riêng. Tuy nhiên, việc cho trẻ ngủ riêng ngay từ năm tháng đầu đời sẽ giúp trẻ tự giác và có tính độc lập hơn cũng như không bị phụ thuộc vào người khác. Cha mẹ có thể chuẩn bị một chiếc cũi ngay cạnh giường để dễ dàng theo dõi trẻ hơn.

Nên cho trẻ sơ sinh ngủ riêng
Nên cho trẻ sơ sinh ngủ riêng

Những lưu ý quan trọng khi rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm là gì?

Ngoài việc tìm hiểu về các cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm ra, cha mẹ cũng cần nắm rõ những lưu ý để tránh mắc phải sai lầm trong quá trình chăm sóc giấc ngủ cho trẻ như sau:

  • Nếu trẻ sơ sinh thức giấc giữa đêm thì cha mẹ không nên bật đèn sáng chói vào mắt trẻ và không nên cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử như Ipad hay điện thoại,…Điều này sẽ khiến trẻ sơ sinh khó ngủ hơn do ánh sáng xanh của màn hình.
  • Cha mẹ không nên để quá nhiều chăn, gối, gấu bông hay đồ chơi xung quanh chỗ ngủ của trẻ. Điều này để tránh khiến không gian ngủ của trẻ trở nên chật hẹp hơn và khiến trẻ bị thương khi ngủ.
  • Mặc dù việc cho trẻ sơ sinh ngậm ti giả giúp hỗ trợ trẻ ngủ ngon hơn nhưng núm vú giả có thể gây nên các vấn đề về nha khoa ở trẻ.
Những lưu ý để tránh mắc phải sai lầm trong quá trình chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
Những lưu ý để tránh mắc phải sai lầm trong quá trình chăm sóc giấc ngủ cho trẻ

Lời kết

Việc áp dụng các cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm đảm bảo mang đến giấc ngủ ngon nhất không chỉ cho trẻ mà còn cho cả cha mẹ. Bên cạnh đó, khi đảm bảo giấc ngủ cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh và thông minh hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều cách hợp lý hơn, hãy liên hệ ngay với Mamogom nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Messenger