Tình trạng hăm tã ở trẻ khá phổ biến mà rất nhiều bố mẹ gặp phải hiện nay. Nguyên nhân có thể đến từ bạn không thay tã thường xuyên, da bé bị cọ xát nhiều lần hoặc chất lượng tã không đảm bảo. Vậy hăm tã ở trẻ sơ sinh là gì? Cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh, bạn đã biết chưa? Cùng Mamogom tìm hiểu vấn đề này ngay dưới bài viết sau đây.
1. Hăm tã ở trẻ sơ sinh là gì?
Hăm tã ở trẻ sơ sinh là một dạng viêm da ở vùng bé mặc tã. Tình trạng này thường gặp ở rất nhiều trẻ nhỏ. Bởi trong giai đoạn con mang tã, da nhạy cảm bị cọ xát nhiều gây ửng đỏ, sáng bóng. Nguyên nhân bị hăm tã có thể do da không được thay tã thường xuyên hoặc chất lượng tã không đảm bảo.
Tùy theo từng độ tuổi của con mà vấn đề hăm tã sẽ có những tình trạng cũng như biểu hiện khác nhau. Với những bạn nhỏ có độ tuổi dưới 12 tháng thì tình trạng bị hăm sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Ngoài ra, da của bé rất mỏng có nồng độ pH cao nên rất dễ bị kích ứng.
2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị hăm tã
Tình trạng hăm tã khiến da bé bị mẩn đỏ gây cảm giác khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã, cụ thể:
2.1 Do làn da nhạy cảm của bé
Da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh nên sẽ rất dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài. Dù là bất cứ thứ gì chạm vào cũng đều có thể khiến làn da của bé bị kích ứng, từ khăn ướt đến tã lót. Thậm chí một số loại nước giặt, nước xả vải dành riêng cho trẻ mà mẹ dùng cũng có thể gây hăm da ở trẻ.
2.2 Do thức ăn không phù hợp
Tình trạng hăm da cũng xuất hiện khi các bé bắt đầu bước vào quá trình ăn dặm, đặc biệt là khi bé thử ăn một món mới. Giai đoạn ăn dặm là thời kỳ bé tập làm quen với việc ăn uống nên bé sẽ phải thử khá nhiều loại thức ăn mới và một số loại có thể không phù hợp với cơ địa của bé. Những món ăn mới có khả năng làm thay đổi thành phần nước tiểu hoặc phân, đây cũng là một trong những lý do khiến bé bị hăm tã.
2.3 Do vấn đề vệ sinh
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh có thể do việc mẹ không thay tã thường xuyên cho bé. Sau dần, da của bé tiếp xúc với tã tã bẩn quá lâu. Cũng chính môi trường ẩm ướt bên trong tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, làm tổn thương đến da của bé.
3. Những sai lầm khi trị hăm tã mà cha mẹ nên tránh
Hăm tã ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng lại khiến con bị cảm giác khó chịu, đau rát. Vấn đề hăm tã có thể được chữa khỏi nếu bố mẹ có đầy đủ hiểu biết và cách vận dụng cho con mình. Nhưng trên thực tế, nhiều bố mẹ đã sai lầm vô tình làm tình trạng hăm tã của bé ngày càng nặng hơn. Điều này cũng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé.
3.1 Tắm quá nhiều và quá kỹ
Cách trị hăm tã bằng sữa tắm hiện được nhiều mẹ bỉm áp dụng khi con bị hăm tã. Tuy nhiên, đây là một phương pháp hoàn toàn sai lầm. Mẹ bỉm cần nhớ rằng, lúc trẻ bị hăm tã cũng chính là lúc da của trẻ rất dễ nhạy cảm và bị tổn thương. Nếu mẹ vẫn tiếp tục sử dụng sữa tắm cho trẻ thì sẽ khiến tình trạng hăm tã thêm nặng hơn. Bởi trong thành phần của sữa tắm có chứa chất tạo bọt, chất tạo mùi và chất bảo quản. Đây đều là những thành phần không tốt đối với da của trẻ khi bị hăm tã.
Thêm vào đó nếu mẹ tắm quá sạch, quá kỹ sẽ làm trôi lớp bảo vệ tự nhiên và độ ẩm trên làn da của trẻ. Từ đó, làn da của trẻ bị hăm không những không được giảm mà còn trở nên nặng thêm.
3.2 Sử dụng xà phòng thơm để tắm cho bé
Một số mẹ bỉm sử dụng xà phòng thơm để tắm cho con bởi mẹ muốn con luôn được thơm tho mỗi ngày. Tuy nhiên, trong thành phần của xà phòng tắm chủ yếu là tạo hương. Đây là nguyên nhân chính khiến làm da của bé bị kích ứng, mẩn đỏ.
Ngoài ra, khăn giấy ướt có mùi cũng là nguyên nhân gây kích ứng cho da của trẻ. Do đó, mẹ không nên sử dụng khăn giấy ướt để lau cho con thường xuyên. Thay vào đó có thể sử dụng khăn sữa mềm hoặc khăn giấy khô để lau sẽ tốt cho bé hơn.
3.3 Sử dụng phấn rôm để chữa hăm
Hầu hết, các mẹ thường có thói quen dùng phấn rôm sau khi tắm để giúp con có làn da khô thoáng, ngăn ngừa hăm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, phấn rôm chính là nguyên nhân gây nên bệnh hăm tã của bé nặng hơn.
Theo đó, phấn rôm gây ra các triệu chứng như: làm dị ứng, bít tắc lỗ chân lông. Thậm chí phấn rôm nếu sử dụng nhiều còn có thể khiến bé bị viêm phổi nếu không máy hít phải.
3.4 Dùng cách dân gian để chữa hăm tã cho trẻ
Biện pháp dân gian khá lành tính và thân thiện với làn da của trẻ. Tuy nhiên sử dụng những loại lá quế, chanh, trà xanh cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhất định. Bởi bên trong đó có thể chứa thành phần của thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật… Đây đều là những tác nhân ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Nếu áp dụng cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian thì bố mẹ cần đảm bảo rằng những loại lá đó được trồng theo tiêu chuẩn sạch. Đồng thời trước khi sử dụng cần phải rửa kỹ lưỡng trước khi đun tắm cho trẻ.
3.5 Dùng loại kem trị hăm có chất tạo mùi và chất bảo quản
Những em bé sơ sinh có làn da khá mỏng và nhạy cảm nên rất dễ bị kích ứng. Những loại kem có chứa các loại hóa chất như: camphor, salicylat metyl, axit boric, corticoid, paraben hay benzoin là nguyên chính gây nên vấn đề hăm ở trẻ. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ nên chọn dùng các loại kem chống hăm có thành phần lành tính, không gây mùi và không chất bảo quản.
3.6 Sử dụng bỉm thường xuyên mà không dùng kem chống hăm
Nhiều mẹ bỉm thường cho rằng chỉ cần chọn mua loại bỉm chất lượng tốt, có khả năng thấm hút cao sẽ giúp bé hạn chế tình trạng bị hăm tã. Tuy nhiên đây là một sai lầm mà mẹ bỉm không hề hay biết. Theo ý kiến của các chuyên gian, bỉm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hăm tã cho bé.
Nguyên nhân phổ biến đó là việc mặc bỉm quá nhiều và quá lâu khiến làn da bé bị bí bách. Bên cạnh đó, trẻ sẽ phải tiếp xúc với chất thải trong một thời gian dài mà không dùng kem chống hăm tã. Điều này cũng khiến cho trẻ bị hăm tã bởi bên trong ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
4. Các cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh
Trị hăm cho trẻ không khó, quan trọng là bố mẹ cần phải có đầy đủ kiến thức hiểu biết và tham khảo tư vấn từ các chuyên gian. Từ đó để có cách trị hăm tã ở trẻ an toàn cho bé. Các cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả tại nhà mà bạn nên biết:
4.1 Trị hăm tã cho trẻ bằng dầu dừa
Có thể bạn chưa biết, dầu dừa có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn có khả năng trong việc trị hăm tã cho trẻ rất tốt. Cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng dầu dừa rất đơn giản, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da phát ban nhằm làm dịu và giúp da ẩm, mềm. Tuy nhiên trước khi thoa bạn cần lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và nhớ chỉ dùng dầu dừa nguyên chất để đem lại hiệu quả tốt nhất nhé.
4.2 Trị hăm tã cho trẻ bằng sữa mẹ
Dùng sữa mẹ là một cách thức trị hăm tã cho bé khá hiệu quả mà lại không tốn kém quá nhiều. Bởi trong thành phần của sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn và làm sạch da. Từ đó giảm thiểu tình trạng hăm tã ở trẻ rất tốt. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm và để khô thoáng trong không khí trước khi thay tã mới mặc cho trẻ.
4.3 Trị hăm tã cho trẻ bằng lô hội
Lô hội là loại cây từ thiên nhiên có đặc tính chống viêm, giàu vitamin E có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hăm tã ở trẻ. Với phương thức chữa hăm này, bạn chỉ cần cắt một lát ruột lô hội mỏng rồi thoa lên vùng da bị hăm, để khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé. Tuy nhiên, trước khi sử dụng lô hội bạn cần phải rửa thật sạch rồi ngâm với muối cho hết lớp nhớt dính đi nếu không sẽ bị ngứa.
4.4 Trị hăm tã cho trẻ bằng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm có đặc tính khử trùng và kháng khuẩn rất tốt được sử dụng để điều trị hăm tã rất hiệu quả mà bạn nên biết. Cách dùng rất đơn giản, bạn chỉ cần pha 3 giọt tinh dầu tràm với dầu nền rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị hăm tã của bé. Bôi đều đặn mỗi ngày chắc chắn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
4.5 Trị hăm tã cho trẻ bằng giấm
Trong nước tiểu có tính kiềm nên khi da bé tiếp xúc ở thời gian dài mà không thay tã sẽ rất dễ bỏng gây ra tình trạng hăm tã, da phát ban. Cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng giấm sẽ giúp lấy lại độ cân bằng pH. Bạn có thể trung hòa giấm vào châu nước rồi ngâm tã vải của bé vào dung dịch này. Hoặc bạn có thể pha một thìa cà phê giấm vào cùng nước và lấy dung dịch này lau cho bé khi thay tã đều được.
Lời kết
Trên đây là những thông tin chia sẻ về cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh và một số lưu ý để hành trình làm cha mẹ trở nên dễ dàng hơn.. Theo dõi Mamogom để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích mỗi ngày nhé.