Khi các bé bước vào thời kỳ 3 tháng tuổi có thể được xem là một trong những giai đoạn tuyệt vời nhất của bố mẹ. Ở giai đoạn này, các bé ăn ngủ ngon và biết tự chơi một mình mà không làm phiền đến bố mẹ. Vậy những đặc điểm và lưu ý cho giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi là gì? Hãy cùng Mamogom tìm hiểu thông tin ngay dưới bài viết này nhé.
Nên cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ nhiều?
Những bé sơ sinh có thời gian ngủ trung bình kéo dài từ 16 tiếng – 17 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, mỗi giấc ngủ của bé lại kéo dài khá ngắn. Trong khoảng 3 tháng đầu tiên, một giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ không kéo dài đến 4 tiếng kể cả ngày hay đêm.
Trẻ sơ sinh ngủ thất thường như vậy có nhiều nguyên nhân khác nhau, rất khó dự đoán. Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến đó là do trẻ chưa phát triển nhịp sinh học ngủ/thức. Trong đó, nhịp sinh học là một đồng hồ sinh lý của cơ thể, xoay vòng đều đặn theo thời gian giữa buồn ngủ và tỉnh táo. Do nhịp sinh học chưa phát triển nên các bé sẽ không phân biệt được ngày và đêm dẫn đến thời gian trẻ ngủ vào ban đêm sẽ tương đương với ban ngày.
Trong khoảng thời gian từ 6 tuần – 3 tháng, nhiệt độ cột lõi và hormone melatonin sẽ bắt đầu phát triển. Từ đó có khả năng hỗ trợ trẻ phát triển chu kỳ ngủ/thức bà nhận ra sự khác biệt giữa ngày và đêm.
Một nguyên nhân khác nữa khiến các bé sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ nhiều đó là nhu cầu sinh dưỡng của trẻ. Khi vừa mới chào đời, dạ dày của các bé còn rất nhỏ, lượng sữa bú mẹ mỗi ngày hấp thụ rất ít nên trẻ thường nhanh đói. Đặc biệt, trong tháng đầu tiên, khoảng thời gian bú sữa mẹ cách nhau từ 2 – 3 tiếng và trẻ liên tục thức dậy để đòi bú sữa. Đến sang tháng thứ hai, thời gian bú sữa mẹ giãn ra từ 3 – 4 tiếng trẻ sẽ thức dậy đòi bú một lần.
Tình trạng giấc ngủ ngắn và không cố định của trẻ sơ sinh sẽ kéo dài không lâu. Thông thường, giấc ngủ của các bé sẽ ổn định khi bước sang thời kỳ 3 – 4 tháng tuổi.
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác với người lớn như nào?
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh so với giấc ngủ của người lớn ngắn hơn nhiều. Những giấc ngủ này lại được chia thành giấc ngủ REM hay còn gọi là giấc ngủ cử động mắt nhanh và giấc ngủ non-REM còn được gọi là giấc ngủ không cử động mắt nhanh.
Đối với giai đoạn giấc ngủ REM, các bé thường hay rên è è, vặn mình, mắt chuyển động bên dưới mi mắt nhắm và nhịp thở thường không đều. Còn đối với giai đoạn giấc ngủ non-REM, trẻ nằm yên không cử động, ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên, hầu hết giấc ngủ của trẻ sơ sinh, một nửa thời gian trong chu kỳ ngủ là giấc ngủ REM.
Còn đối với người lớn, thời gian của giai đoạn giấc ngủ non-REM sẽ dài hơn rất nhiều so với giai đoạn giấc ngủ REM. Theo các nghiên cứu cho thấy, giai đoạn giấc ngủ REM ở trẻ sơ sinh kéo dài có tác dụng cho việc phát triển não bộ của bé. Đồng thời, khi trẻ dễ thức dậy sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh.
Có nên xếp lịch ngủ cố định cho trẻ sơ sinh?
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ không cần đặt trẻ vào một lịch trình ngủ cố định nhất là vào những tuần đầu tiên. Những bé ở giai đoạn 1 tháng tuổi ngủ nhiều là một điều bình thường và nó xuất phát từ nhu cầu sinh lý tự nhiên của trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể nghiên cứu và sắp xếp cho con một lịch sinh hoạt khoa học. Khi bé sang giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi, giấc ngủ sẽ bắt đầu vào nhịp và dần ổn định hơn. Lúc này, mẹ có thể cho con sinh hoạt ăn uống – ngủ nghỉ theo lịch và tập dần con theo những thói quen ngủ tốt.
Một số thói quen ngủ tốt mẹ nên dạy trẻ
Để vừa giúp con ổn định trong lịch sinh hoạt của bé mà lại không ảnh hưởng đến lịch sinh hoạt của bố mẹ, hãy tham khảo ngay một số thói quen lành mạnh mà mẹ có thể dạy trẻ:
Hãy để trẻ ngủ thường xuyên
Những em bé 1 tháng tuổi ngủ nhiều là một điều hết sức bình thường. Trong giai đoạn từ 6 – 8 tuần đầu, hầu hết trẻ sơ sinh không thể thức lâu hơn 2 tiếng. Nếu trẻ sơ sinh thức quá lâu, bé sẽ bị mệt và khó đi vào giấc ngủ hơn. Vậy nên, mẹ hãy chú ý cho bé ngủ thường xuyên.
Dạy trẻ sự khác biệt giữa ngày và đêm
Hầu hết các trẻ sơ sinh sẽ thức vào ban đêm và dành thời gian ngày ngủ nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bố mẹ và khiến bố mẹ mệt mỏi, vất vả hơn.
Vào những tuần đầu tiên, mẹ sẽ không thể làm gì để có thể thay đổi được thói quen đó của bé. Tuy nhiên, khi bé được khoảng 2 tuần tuổi, mẹ có thể bắt đầu dạy bé cách phân biệt ban ngày và ban đêm.
Vào ban ngày khi bé tỉnh táo, mẹ có thể dành thời gian chơi với con nhiều hơn. Đồng thời mẹ hãy giữ cho ngôi nhà và căn phòng của bé luôn sáng sủa để bé có thể tiếp xúc với tiếng ồn xung quanh để tập làm quen. Vào ban đêm, mẹ hãy giữ yên lặng, đèn ngủ bật sáng thấp nhất, không nên trò chuyện và chơi đùa cùng bé. Lúc này, con sẽ nhận ra ban đêm là lúc để đi ngủ.
Nhận biết các dấu hiệu trẻ buồn ngủ
Mẹ hãy theo dõi trẻ thường xuyên và nhận biết các dấu hiệu trẻ buồn ngủ như: quấy khóc hơn bình thường, lấy tay dụi mắt,… Khi mẹ thấy con có các dấu hiệu này, hãy cho bé đi ngủ ngay càng sớm càng tốt bởi nếu càng mệt mỏi, bé sẽ khó vào giấc ngủ.
Mẹ có thể tạo ra một số thói quen trước khi ngủ
Mẹ có thể tự tạo ra một số thói quen cho bé trước khi đi ngủ như: cho con bú mẹ hoặc bú bình sữa công thức, dùng ti giả, hát rủ trẻ, vỗ về… con trước khi ngủ. Nhiều mẹ bỉm thắc mắc rằng bé sẽ ngủ liền đêm vào thời điểm nào. Tuy nhiên, vấn đề đó còn tùy thuộc ở mỗi em bé. Một số bé có giấc ngủ dài vào ban đêm khi mới 3 tháng tuổi. Nhưng hầu hết, bé sẽ có khả năng ngủ từ 8 – 12 tiếng và ban đêm khi bé bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi. Đồng thời, những lần thức của bé cũng ngắn hơn và ít bú sữa đêm.
Trong trường hợp mẹ nhận thấy bé bị khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc trong thời gian thì có thể bé gặp vấn đề về bệnh lý. Lúc này, mẹ hãy thường xuyên theo dõi và quan sát các biểu hiện khác của con để có thể tự chủ động đưa bé đến thăm khác bác sĩ sớm hơn.
Lời kết
Bài viết trên đây là những thông tin về giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi đã được Mamogom tổng hợp lại. Hy vọng những thông tin trên cung cấp hữu ích đến bạn. Việc tập thói quen ngủ cho bé sẽ rất có lợi cho cả bé và bố mẹ nên bố mẹ cũng nên chú ý hơn nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi.