Nên đóng bỉm cho bé đến mấy tuổi là thắc mắc quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sự thoải mái, an toàn cho bé mà còn liên quan tới chi phí sử dụng. Nếu con bạn đang trong giai đoạn dùng bỉm thì thông tin bài viết mà To Bé đưa ra sẽ giúp ích rất nhiều đó.
Bỏ bỉm quá sớm hoặc quá muộn có ảnh hưởng gì không?
Trước khi quyết định nên đóng bỉm cho bé đến mấy tuổi thì tìm hiểu về việc bỏ bỉm quá sớm hoặc bỏ bỉm muộn ba mẹ cũng nên quan tâm. Vậy bỏ bỉm sớm hay muộn sẽ tốt hơn cho bé?
Không nên bỏ bỉm quá sớm cho các bé
Việc bỏ bỉm quá sớm cho bé là điều các chuyên gia khuyên ba mẹ không nên thực hiện. Đối với trẻ còn bé chưa có thể nhận thức rõ được nhu cầu vệ sinh nên khi bỏ bỉm sớm sẽ khiến bố mẹ vất vả hơn trong lúc chăm sóc. Đồng thời cũng vất vả hơn mỗi khi dọn dẹp thành phẩm bé tè, ị ra quần.
Bên cạnh đó, khi bỏ bỉm quá sớm thì yếu tố về vấn đề vệ sinh cũng không được đảm bảo. Bởi da của bé sẽ tiếp xúc trực tiếp với chất thải lâu hơn nếu bố mẹ không để ý. Lúc này các vi khuẩn, nấm sẽ có cơ hội phát triển tăng cao và gây ra tình trạng viêm da cũng như một số vấn đề có hại khác cho trẻ.
Bỏ bỉm sớm hay muộn đều gây ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hàng ngày nên phải chọn thời điểm thích hợp để cai bỉm
Nếu bỏ bỉm sớm thì bạn đừng nên bỏ ngay trong 1, 2 ngày luôn mà hãy rèn luyện từ từ cho bé. Tập luyện từ từ sẽ giúp bé làm quen với việc không có bỉm và tự chủ hơn trong việc đi vệ sinh.
Trong đó bạn vẫn nên tìm những loại bỉm phù hợp có khả năng thấm hút tốt, độ mỏng nhẹ để bé hoạt động vui chơi dễ dàng hơn. Bạn có thể sử dụng bỉm của hãng Mamogom, thương hiệu tã bỉm cao cấp đến từ Hàn Quốc. Hãng có nhiều loại sản phẩm đáp ứng các nhu cầu của bé như: bỉm dán Mamogom, bỉm quần, bỉm Newborn, khăn ướt, khăn vải khô, miếng lót thấm sữa Mamogom,…
Hiểu được rõ nhu cầu của bé, Mamogom đã cải tiến nhiều dòng bỉm dán, bỉm quần, bỉm sơ sinh để đưa ra các sản phẩm có độ thấm hút cao, mỏng nhẹ. Nhờ vậy hành trình phát triển lớn lên của bé sẽ dễ dàng hơn và giúp bố mẹ chăm con khỏe mạnh. Hiện công ty cổ phần To Be Việt Nam là nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền nên các bậc phụ huynh có thể an tâm lựa chọn các sản phẩm an toàn đến từ thương hiệu Mamogom.
Không nên bỏ bỉm quá muộn cho các bé – mẹ hãy lưu ý
Mặc dù mẹ không nên bỏ bỉm quá sớm cho bé nhưng bỏ quá muộn cũng không tốt cho bé. Nếu như bỏ bỉm quá muộn sẽ khiến khả năng phát triển của bé chậm hơn và khiến cho việc kiểm soát thói quen vệ sinh cũng chậm theo. Thông thường thời gian tính bỏ bỉm trễ là từ 3 – 4 tuổi.
Để có thể nhận biết được thời gian bỏ bỉm thích hợp bạn cần phải dựa vào các dấu hiệu của bé. Bạn không nên để quá muộn hoặc kéo dài đến lúc bé bắt đầu đi học. Bỏ bỉm muộn là một sai lầm khá lớn của nhiều bà mẹ hiện nay sẽ khiến bé ỉ lại vào bỉm mà không cai sớm được. Nó còn khiến cho việc rèn luyện thói quen tự đi vệ sinh của trẻ sẽ khó hơn, bé thường xuyên tè dầm và gây ra nhiều bất lợi khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo.
Dấu hiệu nhận biết thời điểm vàng cai bỉm cho bé
Nên đóng bỉm cho bé đến mấy tuổi thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thời gian bỏ bỉm cho bé chỉ mang tính ước lượng và sẽ thay đổi tùy vào từng trường hợp. Để cai bỉm thành công cho các bé thì bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu nhận biết dưới đây nhé. Cụ thể:
- Bỏ bỉm khi bé đã bắt đầu có khả năng nhận thức được các dấu hiệu thôi thúc đi vệ sinh, bé biết thông báo đến bố mẹ.
- Mỗi khi bỉm bị bẩn, cảm thấy khó chịu bé biết đưa ra tín hiệu để cởi bỏ hoặc thay mới bỉm.
- Nếu bỉm của bé khô trong khoảng 2 giờ đồng hồ cho thấy bé đã có khả năng giữ được nước tiểu lâu hơn trong người.
- Bé thích sử dụng bô để vệ sinh hoặc không thích mặc bỉm nữa, cố gắng cởi bỉm ra.
- Bỏ bỉm khi bé có khả năng ngồi trên bô, tìm đến bô thường xuyên mỗi lần buồn đi vệ sinh.
- Bé có xu hướng thích mặc đồ lót thay vì mặc bỉm.
- …
Bí quyết mẹo hay cai bỉm cho bé thành công
Để cai bỉm cho bé thành công thì không thể diễn ra nhanh chóng được mà nó phải đòi hỏi quá trình dài kiên nhẫn rèn luyện. Bạn phải thường xuyên rèn luyện cho bé biết cách tự đi vệ sinh mỗi khi có nhu cầu thì mới có thể cai bỉm cho bé được. Dưới đây là một số bí quyết mẹo hay mà bạn có thể áp dụng để tập bỏ bỉm cho bé. Cụ thể:
- Hướng dẫn bé thông báo với người lớn khi có dấu hiệu muốn đi vệ sinh.
- Tập thói quen cho bé đi vệ sinh vào một thời điểm cố định để có thế giúp bé cai bỉm.
- Giảm tần suất đóng bỉm trong ngày, thả rông bỉm không mặc nữa. Mới đầu bé sẽ chưa quen nên sẽ tè dầm ra ngoài nhưng sau vài lần bé sẽ quen và không tè dầm nữa.
- Thả rông vào ban ngày, đóng bỉm ban đêm khi mới đầu tập cai bỉm cho bé. Đến khi thói quen vệ sinh của bé đã ổn định thì bạn có thể áp dụng cai bỉm đêm cho bé. Thời điểm cai bỉm đêm tốt nhất là từ 3 – 3,5 tuổi.
- Trước khi đi ngủ hạn chế cho bé uống nhiều nước, uống nhiều sữa trước 2 tiếng. Việc uống nhiều nước sẽ khiến bé tè nhiều trong đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây khó khăn khi cai bỉm đêm.
- Tập cai bỉm cần phải kiên nhẫn trong thời gian dài thì mới giúp bé bỏ bỉm thành công được.
Ba mẹ nên đóng bỉm cho bé đến mấy tuổi?
Qua một vài thông tin bên trên bạn đã rõ hơn về các dấu hiệu và bí quyết giúp bé cai bỉm thành công. Đối với vấn đề nên đóng bỉm cho bé đến mấy tuổi thì có nhiều bậc phụ huynh băn khoăn. Do tính tiện lợi của bỉm hoặc do bé đã đóng bỉm quen hàng ngày nên việc cai bỉm khó khăn hơn.
Thời điểm cai bỉm tốt nhất khi khả năng nhận thức của bé đã hình thành lúc khoảng 1- 2 tuổi
Có rất nhiều bé đã lớn đến 4 – 5 tuổi mà vẫn còn tình trạng đóng bỉm. Đây là một thực trạng không tốt chút nào nên các bậc phụ huynh cần chú ý điều này. Chính vì vậy, nên đóng bỉm cho bé đến mấy thời điểm phù hợp là từ 1 – 2 tuổi. Chỉ đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đến khi trẻ 1 – 2 tuổi là bắt đầu cai bỉm dần.
Tầm 1 – 2 tuổi bé bắt đầu có nhận thức và nhận biết mọi vật xung quanh nên bạn có thể hướng dẫn cho bé quen dần với việc không đóng bỉm. Khi bắt đầu nên từ từ chứ đừng bỏ bỉm luôn và rèn bé biết cách tự đi vệ sinh mỗi khi có nhu cầu. Bởi điều này sẽ giúp giáo dục trẻ có ý thức hơn, biết tự giác hơn, tăng phản xạ với mọi điều xung quanh cần khám phá.
Những điều cần chú ý khi thay bỉm cho bé
Khi đã giải đáp được thắc mắc nên đóng bỉm cho bé đến mấy tuổi thì ngoài ra còn có một số lưu ý quan trọng khi thay bỉm mà các bậc phụ huynh cần nắm rõ. Chi tiết:
- Nếu đóng bỉm mà để lại dấu hằn xung quanh vùng thắt lưng, vùng chân của bé thì điều đó chứng tỏ bỉm được đóng quá chặt. Bạn nên nới lỏng chúng ra để không gây tổn thương đến làn da mỏng manh của bé. Đóng bỉm chặt còn khiến bé không được thoải mái vận động, bé khó chịu, hay quấy khóc vì bỉm hằn làm đau bé.
- Khi thay bỉm nếu không cần thiết thì bạn không cần sử dụng bột phấn hoặc phấn rôm. Bởi nếu không sử dụng cẩn thận sẽ gây nguy hiểm khi chẳng may bé hít phải bột phấn.
- Bé bị hăm nên dùng thuốc mỡ chống hăm hoặc dùng vaseline dưỡng ẩm xoa cho bé.
- Không để bé lên các bề mặt cao khi thay bỉm, bởi nếu không để ý hoặc không có sự giám sát của người lớn bé rất dễ bị ngã.
- Trong lúc thay bỉm nên vệ sinh lau rửa sạch sẽ để bé cảm thấy được thoải mái nhất sau khi đóng bỉm.
- Dùng khăn vệ sinh cho bé nên lau từ trước ra phía sau chứ không lên lau từ sau ra mặt trước. Bởi điều này sẽ khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập sâu vào bên trong gây bệnh cho bé.
- Vệ sinh bằng khăn ướt xong bạn nên dùng khăn khô mềm lau lại cho bé được khô thoáng. Sau đó bôi thuốc mỡ chống hăm cho bé để bé cảm thấy thoải mái suốt trong thời gian đóng bỉm.
- Bạn cần chú ý quan sát nhận biết các dấu hiệu của chứng hăm bỉm như nổi đốm mụn đỏ, da bị rát đỏ. Trường hợp này bạn nên thường xuyên thay bỉm cho bé, bôi thuốc mỡ chống hăm để triệu chứng giảm bớt nhé.
Yếu tố quyết định đến việc bé tập ngồi bô, bỏ bỉm thành công
Để hình thành thói quen tập ngồi bô và khiến bé bỏ bỉm thành công thì bạn không nên đột ngột bỏ bỉm hoàn toàn cho bé. Bạn nên giảm tần suất sử dụng bỉm mỗi ngày xuống cho bé làm quen. Khi đã dần quen rồi thì bạn hãy bỏ bỉm cho bé nhé.
Trong lúc tập cai bỉm thì bạn vẫn ưu tiên dùng những sản phẩm bỉm có thiết kế mỏng nhẹ, thấm hút tốt để bé không cảm thấy khó chịu. Bé vui chơi thoải mái cả ngày, khám phá thế giới xung quanh mà bạn không cần phải lo lắng gì hết.
Bỉm quần là gợi ý hay trong giai đoạn tập cai bỉm. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết loại nào thấm hút tốt, mỏng nhẹ, không gây hăm thì bỉm Mamogom sẽ đáp ứng mọi yêu cầu. Bên cạnh bỉm quần hãng còn có bỉm dán, bỉm sơ sinh, khăn ướt, khăn khô để giúp bé yêu có khởi đầu phát triển tốt nhất.
Lời kết
Khi đã giải đáp được thắc mắc nên đóng bỉm cho bé đến mấy tuổi sẽ giúp bạn có những hoạch định phát triển tốt nhất cho bé yêu nhà mình. Bỉm Mamogom là thương hiệu bỉm cao cấp Hàn Quốc được rất nhiều bà mẹ Việt Nam tin dùng. Hiện To Bé đang là nhà phân phối độc quyền tại khu vực Đông Nam Á nên bạn có thể tin dùng cho bé yêu nhà mình nhé.