Trong chăm sóc trẻ sơ sinh thì tắm tắm rửa là việc cần được làm hàng ngày. Để giúp bé sạch sẽ…. Từ đó giúp bé luôn được sạch sẽ, thơm tho mà còn gắn kết tình thương giữa bố mẹ và trẻ. Tuy nhiên, với những người lần đầu làm bố mẹ sẽ không thể tránh khỏi những sai lầm. Bài viết dưới đây, Mamogom sẽ đưa ra những sai lầm cần tránh khi tắm cho trẻ sơ sinh mà bạn nên quan tâm. Cùng theo dõi thông tin ngay nhé.
Tắm quá lâu
Việc tắm quá lâu là một sai lầm lớn mà hầu hết bố mẹ đều mắc phải mỗi khi tắm cho con. Khi trẻ sơ sinh tắm trong thời gian quá lâu sẽ khiến làn da của bé trở nên khô và bong tróc, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiết bã nhờn trên da bé. Thời gian hợp lý nhất để tắm cho trẻ đó là khoảng 10 phút. Tuy nhiên, đối với những em bé sơ sinh mới chào đời dưới 1 tháng tuổi thì mẹ chỉ nên tắm trong thời gian 5 phút.
Nhiều mẹ bỉm lo lắng rằng việc tắm cho trẻ không sạch sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh. Trẻ sơ sinh có làn da mỏng manh nên nếu tắm quá lâu sẽ gây tổn thương lớp biểu bì trên da khiến da có hiện tượng bị bong tróc. Chưa kể, tắm cho bé lâu cũng rất dễ khiến bé bị cảm lạnh và mắc các bệnh về đường hô hấp.
Tắm hàng ngày cho trẻ
Cơ thể của trẻ sơ sinh tương đối sạch và ít ra mồ hôi nên mẹ bỉm không nhất thiết phải tắm cho trẻ đều đặn mỗi ngày. Vào những ngày se se lạnh, mẹ bỉm có thể dùng khăn ấm lau qua người cho bé. Khi lau cho con nên chú ý vệ sinh cả những nếp gấp trên da bé nữa nhé.
Chú ý vệ sinh những khe, nếp gấp của da và bộ phận sinh dục. Với trẻ sơ sinh, bé có thể bị nhiễm lạnh và khô da nếu tắm quá nhiều. Có thể tắm cho trẻ vào mùa hè nhiều hơn mùa đông vì trong điều kiện thời tiết nóng, bé sẽ đổ mồ hôi nhiều, rất dễ mắc các bệnh về da nếu không được vệ sinh cơ thể cẩn thận.
Làm ướt rốn bé
Rốn là một bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của trẻ sơ sinh nên mẹ bỉm cần phải chú ý khi tắm cho trẻ. Thông thường, cuống rốn của trẻ sơ sinh sẽ khô trong khoảng thời gian từ 3 ngày – 7 ngày. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ sơ sinh có cuống rốn dày sẽ mất nhiều thời gian để cuống rốn khô.
Trong thời gian cuống rốn của trẻ sơ sinh chưa rụng, mẹ cần phải giữ để tránh nước dính vào cuống rốn làm nhiễm trùng. Cách tốt nhất đó là vệ sinh cuống rốn cho trẻ bằng tăm bông, nước ấm và dung dịch chuyên dụng. Trong khi vệ sinh, bạn nên làm thật nhẹ nhàng, không nên kỳ cọ mạnh bởi rất dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng.
Gội đầu cho trẻ trước tiên
Nhiều bố mẹ thường có thói quen gội đầu cho trẻ trước khi tắm. Tuy nhiên, thói quen này có ảnh hưởng không tốt đối với cơ thể của trẻ. Bởi da đầu của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên mẹ hãy gội cho con sau khi đã lau mặt. Đồng thời như vậy sẽ giúp bé thích ứng với nước cũng như thay đổi trên cơ thể. Sau khi gội đầu xong, hãy lau khô đầu cho con để tránh bị cảm lạnh nhé.
Nhiệt độ nước tắm không phù hợp
Khi tắm cho trẻ sơ sinh nếu không đảm bảo được nhiệt độ nước tắm phù hợp sẽ làm ảnh hưởng tới làn da nhạy cảm, mỏng manh của trẻ. Hầu hết, sai lầm của mẹ bỉm là chỉ cảm nhận nhiệt độ bằng cách cho tay chạm vào bề mặt chậu nước. Tuy nhiên, khi pha nước tắm cho trẻ, lượng nhiệt độ nước trên bề mặt và dưới đáy chậu chênh lệch nhau. Chính vì thế, bố mẹ cần lưu ý khi pha nước tắm cho con cần phải đảm bảo độ ấm vừa đủ từ khoảng 37 độ C – 38 độ C. Cách tốt nhất là bạn nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm cho bé.
Kiêng tắm khi trẻ bị sốt
Khi trẻ sơ sinh bị sốt, bố mẹ nên cho con đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị nhanh chóng. Quan niệm từ lâu cho rằng không nên tắm khi trẻ bị sốt. Tuy nhiên đây là một sai lầm mà hầu hết bố mẹ đều mắc phải. Việc tắm cho trẻ khi bị sốt sẽ giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể của trẻ hiệu quả.
Khi tắm cho trẻ đang bị sốt, mẹ bỉm cũng cần lưu ý: tắm trong căn phòng kín gió, nhiệt độ nước tắm phải thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 2 độ C. Nếu nước quá lạnh sẽ khiến trẻ có hiện tượng bị sốc nhiệt. Do đó, mẹ cần tắm cho trẻ trong thời gian 5 phút rồi lau khô và mặc đồ cho bé.
Vệ sinh bộ phận sinh dục quá mạnh
Vì trẻ sơ sinh còn khá non nớt nên khi tắm, bố mẹ tuyệt đối không được chà mạnh vào bộ phận sinh dục. Đối với bé gái khi tắm không nên đưa sát tay vào để rửa bên trong mà chỉ cần rửa ngoài thông thường. Đồng thời, không được sử dụng xà phòng tắm hay các loại dung dịch tẩy rửa để vệ sinh cho con. Còn đối với bé trai, cũng chỉ nên rửa nhẹ đầu dương vật là được.
Không chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết trước khi tắm cho trẻ
Những vật dụng để tắm cho trẻ sơ sinh cần rất nhiều thứ chứ không đơn giản như người lớn. Khi tắm cho trẻ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết như: chậu tròn, chậu dài, dầu gội, sữa tắm, quần áo, tã giấy…
Tắm cho bé ở nơi có gió lùa
Khi tắm cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần phải tránh tắm ở những vị trí có gió lùa bởi sẽ khiến trẻ bị cảm lạnh kể cả vào ngày hè oi bức. Nên chọn phòng kín, chuẩn bị đầy đủ đồ để tránh phải chạy đi chạy lại và để trẻ hở da lâu có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho trẻ.
Cho bé ăn ngay sau khi tắm
Sau mỗi lần tắm xong, các mạch máu ngoại biên sẽ dần giãn ra nên việc cung cấp máu vào cơ thể của trẻ cũng bị giảm. Nếu bạn cho trẻ ăn ngay khi tắm xong, máu sẽ được chuyển đến hệ tiêu hóa làm nhiệt độ cơ thể của trẻ bị giảm, đồng thời khiến bé bị lạnh. Vậy nên, mẹ không nên cho trẻ ăn sau khi tắm, thay vào đó có thể cho bé uống chút nước ấm.
Thời gian tắm quá muộn
Hầu hết, nhiều mẹ bỉm cho rằng nên tắm cho con vào khoảng 4 giờ chiều kể cả khi trời lạnh là thích hợp nhất. Trên thực tế thời gian phù hợp nhất để tắm cho trẻ sơ sinh chính là từ 2 giờ chiều đến 4 giờ chiều.
Lời kết
Bài viết trên đây, Mamogom đã tổng hợp những sai lầm cần tránh khi tắm cho trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết. Hy vọng qua đây sẽ giúp mẹ cập nhật nhiều điều hữu ích hơn trong việc chăm sóc trẻ. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi, chúc mẹ chăm sóc bé con thật khỏe!