Hướng dẫn cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách giúp trẻ dễ hấp thu Vitamin

Nhiều người quan niệm rằng việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh chỉ cần đem trẻ ra ngoài khi trời nắng là được. Tuy nhiên đây không phải là cách tắm nắng cho trẻ đúng cách và nó còn có thể không đem lại hiệu quả, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy thời điểm thích hợp tắm nắng cho trẻ là vào lúc nào? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Mamogom tìm hiểu thông tin ngay dưới bài viết sau đây nhé.

Nên tắm nắng cho trẻ vào lúc nào?

Tắm nắng được xem là phương pháp hữu ích để bổ sung vitamin D cho cơ thể của trẻ giúp ngăn ngừa bệnh còi xương. Hầu hết, các y bác sĩ và nhân viên y tế đều hướng dẫn phụ sản sau sinh nên tắm cho trẻ càng sớm càng tốt và chỉ nên tắm nắng trước 8h sáng.

Nên tắm nắng cho trẻ vào lúc nào
Thời điểm thích hợp tắm nắng cho trẻ từ trước 8h sáng

Mới đây các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng tắm nắng sau  9h sáng hoặc trước 4 giờ chiều đều không có tác dụng giúp cơ thể sản sinh vitamin D. Kết quả này được xác định dựa trên kết quả nghiên cứu về sự khác biệt giữa tác động sinh học và các loại tia khác nhau trong ánh nắng mặt trời.

Trong đó, ánh nắng mặt trời bao gồm: tia không nhìn thấy hay còn gọi là tia cực tím (tia UV) và tia nhìn thấy được (cầu vồng bảy màu). Dựa trên tính chất sinh học khác nhau và bước sóng, tia UV được chia thành 3 loại: UVA, UVB và UVC. Theo đó, UVC có bước sóng ngắn nhất chỉ từ 200 – 290mm, đồng thời cũng là loại tia độc hại nhất cho sức khỏe con người. Nhưng may mắn hơn, tia UVC lại bị hấp thụ hoàn toàn bởi tầng ozone trước khi chiếu xuống mặt đất.

Nên tắm nắng cho trẻ vào lúc nào
Khoảng sau 9h sáng và 4h chiều là thời điểm không tốt để tắm nắng

Tia UVA là tia có bước sóng dài nhất từ 320 – 400mm và chiếm đến 95% tổng số bức xạ UV trong ánh nắng mặt trời chiếu xuống mặt đất. Tia UVA còn có khả năng xuyên thấu tầng ozone, nước, mây, các lớp kính, quần áo mỏng và thậm chí là kem chống nắng không có phổ rộng. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, tia UVA xuất hiện từ sáng đến chiều và cả những lúc mây mù âm u hoặc trời mưa.

Những tia UVA khi chiếu xuống da và tiếp xúc với da trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng lão hóa dam da bị sạm và tăng nguy cơ da bị ung thư. Do đó, tia UVA không có chức năng tổng hợp vitamin D cho cơ thể.

Trong 3 loại tia thì tia UVB là loại tia duy nhất có khả năng kích thích sản sinh vitamin D3. UVB có bước sóng ngắn hơn UVA và dài hơn UVC nhưng nó cũng bị hấp thụ bởi tầng ozone. Số lượng photon UVB chạm được tới bề mặt Trái Đất sẽ bị giảm khi tăng chiều dài đường đi UVB xuyên qua tầng ozone.

Điều này cũng là lý do tại sao tia UVB lại mạnh nhất vào lúc giữa ngày khi toa chiếu thẳng góc với mặt đất. Trong khoảng thời gian này, tia UVB chiếm từ 3% – 5% tổng lượng bức xạ được chiếu xuống mặt đất. Thời điểm trước 9h sáng và sau 4 chiều là lúc tia UVB bị hấp thụ gần hết bởi tầng ozone và chủ yếu chỉ có tia UVA nên vitamin D sẽ không được tổng hợp nếu tắm nắng lúc này.

Tuy tia UVB có lợi ích giúp tổng hợp vitamin cho cơ thể nhưng cũng không nên để trẻ tiếp xúc thường xuyên với cường độ mạnh. Bởi tia UVB cũng có nguy cơ gây cháy da, sạm da và ung thư da.

Các khung giờ có thể cho bé tắm nắng

Nếu bạn vẫn chưa biết nên chọn khung giờ nào phù hợp tắm nắng cho trẻ sơ sinh, hãy tham khảo ngay dưới đây:

Tắm nắng vào buổi sáng

Trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần sau khi chào đời, bé đã có thể tắm nắng để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D từ sữa mẹ. Từ khoảng 6h sáng đến trước 8h sáng là thời điểm ánh nắng dịu nhẹ, tia hồng ngoại và tia cực tím của mặt trời khá yếu. Thời điểm này rất thích hợp để thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Thêm vào đó, không khí vào mỗi buổi sáng cũng trong lành, ánh nắng chiếu xuống chưa đủ mạnh để gây tổn hại cho làn da của bé. Chính vì vậy, cho trẻ tắm nắng từ 20 – 30 phút vào mỗi buổi sáng đều đặn được rất nhiều bác sĩ khuyến khích. Với những em bé sơ sinh lần đầu được tắm nắng thì mẹ nên cho em bé tắm trong khoảng 10 phút để làm quen trước nhé.

Tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng
Tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng từ 6h sáng – 8h sáng

Ngoài ra, tùy theo mỗi mùa trong năm mà mẹ lựa chọn khung giờ tắm nắng phù hợp hơn nhé. Cụ thể:

  • Vào mùa hè, ánh nắng mặt trời chiếu sớm và thường gay gắn hơn. Do đó, mẹ nên tắm nắng cho em bé trước 7h sáng để tránh tác hại của tia UV lên làn da bé. Khoảng thời gian lý tưởng nhất để tắm nắng cho trẻ sơ sinh từ 6h – 7h sáng.
  • Vào mùa thu, trời bắt đầu se lạnh nên mẹ có thể tắm nắng cho bé muộn hơn. Tuy nhiên, không được tắm nắng muộn sau 9h sáng nhé.
  • Vào mùa thu, ánh nắng yếu hơn và trên trời nhiều mây, khí hậu cũng lạnh. Mẹ nên đợi thời tiết ấm dần rồi hãy cho bé tắm nắng.

Tắm nắng vào buổi chiều

Vào buổi chiều, mẹ nên cho bé tắm nắng từ sau 4h chiều khi ánh nắng đã yếu và dịu hơn.

Tắm nắng cho trẻ sau 4h chiều
Tắm nắng cho trẻ sau 4h chiều

Thời gian không nên cho bé tiếp xúc với nắng

Như đã nói, tắm nắng có tác dụng hấp thụ vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, cần phải tắm nắng đúng cách nếu không sẽ bị phản tác dụng. Khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Trong khoảng từ sau 9h sáng đến khi ánh nắng mặt trời chiều còn mạnh: đây là thời điểm tia UV từ mặt trời chiếu xuống nhiều nhất. Vậy nên bố mẹ tuyệt đối không được cho bé tắm nắng và thậm chí là tiếp xúc với ánh nắng.
  • Không riêng những em bé sơ sinh, những bạn nhỏ từ 8 – 9 tuổi cũng không nên chơi đùa dưới ánh nắng nóng, đặc biệt là khi đi biển.
  • Vào những ngày hè nóng bức, mẹ nên hạn chế cho con tắm nắng để tránh tình trạng cơ thể bé bị mất nước dẫn đến bị đổ nhiều mồ hôi và có thể bị rôm sẩy.
Nên tắm nắng cho trẻ vào lúc nào
Bố mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề khi cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng
  • Vào những ngày đông lạnh, nhiệt độ trời hạ thấp và nhiều gió, mẹ cũng không được cho em bé tắm nắng. Hãy đợi khí hậu ấm áp hơn rồi mới cho con tắm nắng.
  • Thời điểm thời tiết giao mùa, khí hậu cũng biến đổi thất thường là nguyên nhân khiến bé dễ bị bệnh. Vì thế, bố mẹ cũng không nên bế bé ra ngoài tắm nắng.

Lời kết

Bài viết trên đây là những chia sẻ hướng dẫn tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách mà bố mẹ nên biết. Hy vọng qua đây Mamogom sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích hơn trong cẩm nang nuôi con của mình nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm & theo dõi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Messenger