Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng giúp bé đủ dinh dưỡng và mau lớn

Khi bé 6 tháng tuổi cũng là lúc mẹ cùng bé bước vào giai đoạn ăn dặm. Giai đoạn này được xem như một bước ngoặt quan trọng với hầu hết các bé. Ăn dặm không chỉ giúp hấp thu chất dinh dưỡng mà còn là lúc bé hình thành nên thói quen và kỹ năng ăn uống về sau nữa. Vậy ăn dặm là gì? Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần đảm bảo những chất dinh dưỡng nào? Cùng Mamogom tìm hiểu thông tin ngay dưới bài viết sau đây.

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là một bước ngoặt vô cùng quan trọng khi bé chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức sang chế độ ăn món ăn dạng sệt, dạng lợn cợn và cuối cùng là dạng miếng.

Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi. Khi trẻ bước sang giai đoạn từ 4 tháng tuổi – 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, sữa mẹ lúc này không thể đáp ứng hoàn toàn việc bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết. Vậy nên cơ thể bé cần phải được bổ sung thêm thức ăn khác như: cháp, bột ăn dặm, rau củ…

Ăn dặm là sự kết hợp giữa sữa mẹ và các món ăn dạng sệt
Ăn dặm là sự kết hợp giữa sữa mẹ và các món ăn dạng sệt

Các lưu ý khi cha mẹ cho bé ăn dặm

Khi mẹ cho bé tập ăn dặm ở giai đoạn 6 tháng cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Ăn dặm nhưng vẫn cần sữa mẹ

Sữa mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong 2 năm đầu đời của bé và chiếm hơn nửa nhu cầu chế độ dinh dưỡng của bé từ 6 – 12 tháng tuổi. Cùng với đó là chiếm khoảng 1/3 chế độ dinh dưỡng khi bé từ 12 – 24 tháng tuổi. Do đó, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi vẫn cần phải có sữa mẹ bổ sung song song.

Chế độ ăn dặm nhưng không được thiếu sữa mẹ
Chế độ ăn dặm nhưng không được thiếu sữa mẹ

Tập cho trẻ ăn dặm bằng ngũ cốc

Gạo là một trong những ngũ cốc mà bố mẹ nên thử trong lần đầu ăn dặm của bé. Tập cho trẻ ăn ngũ cốc vừa giúp tăng cường bổ sung chất sắt mà lại giảm thiểu tình trạng bị dị ứng so với một số loại ngũ cốc khác.

Cho trẻ thời gian để tập quen dần với ăn dặm

Trong những ngày đầu tiên của chế độ ăn dặm, các bé chỉ có thể ăn từ 1 – 2 thìa bởi chưa quen. Mẹ hãy cho bé thời gian để tập làm quen dần với chế độ ăn dặm này. Khi bé đã quen, có thể bé sẽ cảm thấy thích thú hơn với thức hơn. Lúc này, mẹ có thể tăng lượng bữa ăn cũng như lượng thức ăn cho con.

Nên cho trẻ ăn bột ngọt trước rồi mới đến bột mặn

Lựa chọn cho bé ăn bột ăn dặm cũng là ý tưởng không tồi. Mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm với bột ngọt trước. Sau khoảng từ 2 – 4 tuần nếu mẹ nhận thấy bé đã thích nghi và tiêu hóa tốt hơn, có thể chuyển sang ăn dặm bột mặn.

Với loại bột ngọt ăn dặm, mẹ có thể pha cùng sữa mẹ hoặc sữa công thức và không cần phải cho thêm bất cứ loại thực phẩm nào khác. Còn với lại bột mặn ăn dặm, mẹ có thể bổ sung thêm thị, rau củ, cá… để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu khác.

Mẹ cho bé ăn dặm bột ngọt rồi chuyển sang ăn dặm bột mặn
Mẹ cho bé ăn dặm bột ngọt rồi chuyển sang ăn dặm bột mặn

Số lượng bữa ăn

Vào lần đầu tiên của giai đoạn ăn dặm, bé có thể chỉ ăn thức ăn với 1 bữa/ngày. Mẹ nên chú ý theo dõi bé sát seo nếu thấy bé thích nghi và tiêu hóa tốt thì có thể tăng dần lượng thức ăn trong mỗi bữa. Đồng thời số bữa ăn cũng tăng lên 2 bữa/ngày vào 2 tháng kế tiếp. Đến khi trẻ có thể ăn được và quen hơn thì tăng thành 3 bữa/ngày lúc trẻ 10 – 11 tháng tuổi.

Không nên ép trẻ ăn

Khi đang ăn, bé có biểu hiện nhè thức ăn, ngậm miệng, bặm môi hay quay đầu sang bên khác và thậm chí là khóc khi thấy thức ăn thì đó là lúc trẻ không muốn ăn nữa. Lúc này, mẹ không nên ép bé ăn để đủ lượng thức ăn của bữa. Thay vào đó hãy đợi cho đến khi trẻ đói và muốn quay lại tiếp tục bữa ăn.

Đối với thức ăn mới trong lần đầu ăn dặm, trẻ tỏ vẻ không thích có nghĩa là trẻ chưa thích nghi và quen với loại thực phẩm đó. Vì vậy, mẹ hãy kiên nhân thử lại lần sau và cho trẻ thời gian để làm quen dần với thực phẩm mới.

Mẹ không nên ép trẻ ăn khi trẻ có biểu hiện không muốn ăn
Mẹ không nên ép trẻ ăn khi trẻ có biểu hiện không muốn ăn

Những chất dinh dưỡng cần có cho bé 6 tháng đầu

Đối với thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đầu thì việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết là điều vô cùng quan trọng. Những dưỡng chất thiết yếu trong ăn dặm mà mẹ không nên bỏ qua đó là:

Sắt

Khoáng chất chất Sắt có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tế bào máu. Khi bé bước vào chế độ ăn dặm, bắt đầu biết lăn, bò, tập đứng cũng là lúc cơ thể đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh. Vậy nên, mẹ cần phải được bổ sung nhiều khoáng chất sắt để tăng nhanh thể tích máu giúp nuôi cơ thể bé.

Khoáng chất dễ dàng hấp thụ nhất đến từ thịt bò và các loại rau có màu xanh đậm, họ đậu và ngũ cốc. Mẹ có thể chế chiến những thực phẩm này dưới dạng xay nhuyễn và nấu thành súp. Như vậy món ăn vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa có màu sắc bắt mắt giúp trẻ ăn ngon hơn. Ngoài ra để cơ thể được hấp thụ sứt hoàn toàn, mẹ có thể kết hợp thực phẩm sắt với các thực phẩm chứa nhiều vitamin nữa nhé.

Khoáng chất chất Sắt có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tế bào máu
Khoáng chất chất Sắt có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tế bào máu

Kẽm

Theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia đã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm khuẩn nếu thiếu khoáng chất kẽm. Thậm chí, việc bổ sung kẽm còn đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện những tổn thương trên niêm mạc ruột khi trẻ bị tiêu chảy nhiễm trùng. Loại khoáng chất kẽm có thể dễ dàng tìm thấy trong thịt cừu, thịt bò, tôm, bí ngô, măng tây, sữa chua… Đây là những thực phẩm mà rất dễ kiếm mà mẹ có thể sử dụng để chiến biến món ăn cho bé.

Vitamin C

Vitamin C là thành phần dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể con người. Với trẻ nhỏ, nếu mẹ không tạo thói quen cho bé bằng cách ăn trái cây thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bị thiếu vitamin C. Biểu hiện của cơ thể thiếu vitamin C có thể kể đến như: dễ bị nhiễm trùng, lở loét, nhiệt miệng… Thành phần vitamin C có nhiều trong các loại rau củ và trái cây, đặc biệt là cam quýt, đu đủ, xoài, dâu tây…

Vitamin C là thành phần dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể con người
Vitamin C là thành phần dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể con người

Vitamin A

Thành phần dưỡng chất vitamin A có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của đôi mắt. Nếu trẻ bị thiếu vitamin A sẽ rất dễ bị mờ mắt, quáng gà, khô mắt. Vitamin A được tìm thấy từ khoai lang, cà rốt, rau quả có màu đỏ, cam, các loại rau có màu xanh đậm, thịt bò, cá…

Vitamin D

Trong 3 năm đầu đời hệ xương của trẻ nhỏ phát triển vượt bậc. Đây cũng là một trong những cột mốc quan trọng có tính quyết định đến chiều cao của trẻ trong tương lai. Vậy nên, nhu cầu bổ sung vitamin D vào cơ thể là rất lớn.

Mẹ có thể cho bé tắm nắng vào khoảng thời gian trước 8h sáng và sau 4h chiều để hấp thu vitamin D. Bên cạnh đó cũng cần phải bổ sung vitamin D từ các món ăn của trẻ. Những thực phẩm giàu vitamin D có thể kể đến như: cá hồi, cá ngừ, ngũ cốc nguyên hạt, sữa bò, sữa chua…

Omega-3

Khi trẻ đã tập biết ngồi, biết bò, khả năng quan sát cũng mở rộng hơn. Đây cũng chính là lúc não bộ của bé không ngừng tìm tòi, khám phá về thế giới xung quanh. Lúc này, vai trò của omega-3 càng được phát huy trong việc hỗ trợ phát triển trí não của trẻ.

Để cơ thể trẻ được hấp thụ omega-3 thì mẹ cần cho bé ăn những loại thực phẩm như: cá da trơn, cá biển cùng các loại tảo biển. Bên cạnh đó, thành phần omega-3 cũng xuất hiện trong các loại hạt khô như: hạt chia, hạt óc chó và hạt lanh. Mẹ có thể xay nhuyễn các loại hạt này cho nấu cùng bột của trẻ.

Omega – 3 có vai trò quan trọng trong phát triển não bộ của trẻ
Omega – 3 có vai trò quan trọng trong phát triển não bộ của trẻ

Vitamin B12

Vitamin B12 cũng là một loại vitamin có vai trò quan trọng giúp cơ thể của bé ngăn ngừa tình trạng bị thiếu máu và cải thiện chức năng thần kinh khỏe mạnh. Loại vitamin này mẹ có thể dễ dàng tìm thấy trong các loại thực phẩm như: trứng, cá, sữa, thịt.  Nếu trường hợp mẹ cho bé ăn thuần chay thì cũng cần phải bổ sung vitamin cho cơ thể. Mẹ có thể cho bé ăn các loại thực phẩm như: đậu nành, ngũ cốc và sữa thay thế.

I-ốt

Hiện nay, tình trạng thiếu i-ốt ở các vùng miền đã dần được cải thiện thông qua các thông tin truyền thông vận động toàn dân. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ không nên nêm gia vị sớm cho trẻ khi ăn dặm. Tuy nhiên, nếu bữa ăn của trẻ bị thiếu gia vị thì trẻ cũng dễ có nguy cơ thiếu iot.

Cách tốt nhất để cải thiện bổ sung i-ốt cho trẻ mà không cần nêm gia vị đó chính là bổ sung các loại thảo mộc từ tự nhiên hoặc thịt, cá, tảo biển…. Trong những loại thực phẩm này đều có chứa vị ngọt tự nhiên nên mẹ không cần phải thêm gia vị khi nấu.

Lựa chọn thực phẩm tự nhiên để bổ sung i-ốt cho bé
Lựa chọn thực phẩm tự nhiên để bổ sung i-ốt cho bé

Gợi ý thực đơn đủ dinh dưỡng cho bé 6 – 7 tháng tuổi

Tùy theo khẩu vị, sở thích ăn uống của mỗi bé mà mẹ có thể xây dựng thực đơn ăn dặm phù hợp với bé nhà mình. Gợi ý thực đơn đủ dinh dưỡng cho bé từ 6 – 7 tháng tuổi mà mẹ có thể tham khảo:

  • Thứ 2: Cháo mịn bí đỏ nấu sữa.
  • Thứ 3:Cháo mịn bắp cải nấu đậu xanh.
  • Thứ 4: Cháo mịn trứng nấu cà chua.
  • Thứ 5: Khoai lang nghiền nấu cải thìa.
  • Thứ 6: Cháo mịn cà rốt nấu bông cải.
  • Thứ 7: Súp khoai tây sữa và đậu.
  • Chủ nhật: Cháo bí đỏ nấu cải xoăn.

Sau một thời gian khi bé đã dần quen với chế độ ăn dặm, mẹ có thể kết hợp các loại đạm vào trong khẩu phần ăn của con như: thịt lợn, thịt bò, lươn, cá,… Từ đó thực đơn món ăn của bé đa dạng hơn giúp bé có thể thay đổi mà không bị chán.

Lời kết

Bài viết trên đây, Mamogom đã chia sẻ đến bạn thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đến bạn hơn trong việc chăm sóc trẻ ở thời kỳ ăn dặm. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo Messenger