Trẻ bị hăm có nên đóng bỉm, nên đóng bỉm cho bé như thế nào khi bị hăm da? Để giải đáp chính xác cho các vấn đề này, bạn hãy theo dõi bài viết của Mamogom dưới đây nhé. Hăm da vì đóng bỉm thực tế là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Chúng tôi đã tổng hợp nhiều thông tin hữu ích về việc bé đóng bỉm khi bị hăm để bạn có cái nhìn khách quan và tổng thể nhất.
Lý do dẫn đến trẻ bị hăm khi đóng bỉm
Biểu hiện hăm da khi xuất hiện ở trẻ thường là vì người lớn đã đóng bỉm sai cách. Bên cạnh đó còn có một số lý do khác khiến trẻ bị hăm da mà cha mẹ cần chú ý để tránh việc bé thấy khó chịu:
1. Đóng tã bỉm sai cách
Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng da của bé bị hăm, mẩn đỏ. Đa phần phụ huynh hay mắc phải các lỗi như sau khi đóng tã, bỉm khiến cơ thể trẻ xảy ra kích ứng, hăm đỏ da:
- Đóng bỉm cả ngày cho bé vì thấy tiện lợi nhưng lại khiến da bé khó chịu, bí bách, hăm da.
- Không thay bỉm định kỳ 2 – 4 tiếng/lần thì vi khuẩn sẽ có “cơ hội” xâm nhập khiến da bé gặp tổn thương.
- Mua sai kích cỡ bỉm: Tã bỉm có size quá chật sẽ khiến da bé liên tục bị cọ xát vào bề mặt bỉm, tăng nguy cơ bị hăm da, mẩn đỏ.
- Kích ứng với chất liệu: Mẹ nên chú ý để kiểm tra xem da bé có bị kích ứng với chất lưu hương, chất tạo mùi hoặc vải của bỉm không.
2. Sử dụng phấn rôm hoặc tinh dầu thơm
Một trong những nguyên nhân khiến bé con bị hăm da khi đóng bỉm mà cha mẹ thường “lơ là” đó là phấn rôm và tinh dầu tạo mùi hương. Có không ít gia đình lạm dụng việc dùng phấn rôm, tinh dầu vì tiện lợi, tuy nhiên khi tiếp xúc quá nhiều thì da trẻ sẽ dễ tổn thương, dẫn đến hăm da, kích ứng.
3. Bé sở hữu làn da nhạy cảm
Các bé mang sẵn các bệnh lý như chàm, viêm da dị ứng,… thì xác suất hăm da sẽ cao hơn những trẻ thông thường. Chính vì thế phụ huynh cần “kỹ tính” hơn trong quá trình chăm sóc con em mình nếu bé mắc các bệnh lý về da liễu để trẻ không bị hăm, mẩn đỏ nhé.
4. Trẻ sử dụng thuốc kháng sinh
Đây cũng là lý do khiến các bé dễ bị hăm da hơn bình thường dù không đóng bỉm sai cách. Khi cơ thể không ở trạng thái có hệ miễn dịch tốt nhất thì xác suất bị hăm da sẽ cao hơn bởi vì cơ thể trẻ hay bị các loại nấm men ký sinh.
Có nên đóng bỉm cho trẻ bị hăm không?
Khi bé con bị hăm da thì cha mẹ nên hạn chế đóng bỉm ít nhất có thể để da bé mau lành. Tốt nhất bạn hãy dựa vào tình trạng hăm da của trẻ để quyết định việc có hay không đóng bỉm. Cụ thể:
1. Hăm da thể nhẹ
Nếu bé chỉ hăm da nhẹ, xuất hiện các đốm ửng hồng hoặc mụn nhỏ li ti ở các khu vực đóng bỉm như mông, hai bên bẹn,… thì mẹ vẫn có thể đóng bỉm. Tuy nhiên quá trình vệ sinh cần thực hiện đúng cách, định kỳ thay 2 – 4 tiếng/lần. Bên cạnh đó mẹ nên sử dụng một số nước thảo dược để thay rửa cho bé để da nhanh lành.
2. Hăm da thể nặng
Khi bé con bị hăm nặng, cơ thể bé sẽ biểu hiện một số triệu chứng tổn thương như các vết đỏ sưng tấy, mụn nước, mụn mủ, sần sùi, viêm da. Đối với trường hợp này mẹ chỉ nên đóng bỉm cho trẻ vào ban đêm để bé yên giấc (thay 2 – 3 tiếng/lần). Ban ngày mẹ cần cho bé thả rông, chỉ lót tã và chú ý vệ sinh đúng cách để da bé khô ráo, nhanh phục hồi.
Cách đóng bỉm đúng cách cho trẻ bị hăm
Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách đóng bỉm không bị hăm để bạn có thể tham khảo. Các bước cũng không quá phức tạp hay tốn nhiều thời gian, mẹ hãy áp dụng chính xác để chăm sóc bé con được tốt hơn:
1. Vệ sinh sạch sẽ, nhẹ nhàng
Đầu tiên mẹ cần làm sạch vùng da bị hăm thật nhẹ nhàng vì bé đang bị tổn thương. Trước khi đeo bỉm mới, da của trẻ phải thật sạch, không được thấy bé đau, quấy khóc mà vệ sinh không đủ sạch. Khi vùng da bị hăm không làm được làm sạch, vi khuẩn có hại sẽ sinh sôi và phát triển nhiều hơn. Điều đó khiến tình trạng mẩn đỏ, hăm da diễn biến nặng hơn. Cha mẹ cần lưu ý 2 điều khi vệ sinh cho bé con trước khi đóng bỉm:
- Sử dụng khăn ướt có thành phần kháng khuẩn để vệ sinh sạch sẽ cho bé con.
- Làm sạch vùng da bị hăm theo chiều từ trước ra sau, tuyệt đối không lau ngược lại vì chất thải từ nước tiểu, phân sẽ chạm vào vùng da bị hăm.
2. Để da được khô ráo, thông thoáng
Khi cha mẹ đã vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm của trẻ, lúc này đừng vội vàng mà đóng bỉm mới cho bé. Tốt nhất bạn hãy đợi từ 15 – 30 phút để vùng da bị hăm được khô thoáng hoàn toàn. Tại một số trường hợp, cha mẹ nên dựa vào tình trạng bé bị hăm (nặng hay nhẹ) để thời gian “thả rông” có thể dài hơn. Khu vực hăm da cần thực sự khô để hạn hạn chế tối đa việc vi khuẩn sinh sôi, trú ngụ ở đó.
3. Sử dụng bình xịt trị hăm tã
Hiện nay có một số sản phẩm điều trị hăm tã dạng xịt tiện lợi mà cha mẹ nên sử dụng cho trẻ khi bị hăm thay vì dùng loại kem bôi. Việc thoa kem thường khiến bé thấy đau đớn, khó chịu, đồng thời còn gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn chéo. Còn sản phẩm dạng xịt ít khi xảy ra các tình trạng trên. Hơn nữa còn kháng khuẩn, ngừa viêm hiệu quả để da bé con nhanh lành.
Khi mua bình xịt trị hăm tã, phụ huynh cần cân nhắc đến sản phẩm có thành phần lành tính, an toàn với bé con. Bạn nên hạn chế các sản phẩm có quá nhiều hoạt chất hóa học, đặc biệt là thành phần chống viêm corticoid vì da bé rất dễ bị kích ứng.
4. Lựa chọn tã bỉm chính hãng, thấm hút tốt
Đây là bước quan trọng nhất mà cha mẹ cần chú ý khi đóng bỉm cho trẻ bị hăm. Tã bỉm sử dụng cần đáp ứng được các yếu tố dưới đây:
- Tã bỉm thuộc thương hiệu uy tín: Bạn nên mua các loại bỉm của Mamogom, Bobby, Merries,… để đảm bảo chất lượng sản xuất, chất liệu an toàn với bé.
- Khả năng thấm hút của tã bỉm: Bỉm đóng cho bé bị hăm da cần có khả năng thấm hút tốt, hạn chế việc tiếp xúc giữa da với nước tiểu và phân. Tã bỉm nào chứa càng nhiều hạt SAP thì công dụng thấm hút, giữ nước lại càng tốt, đảm bảo sự khô ráo cho bé.
- Kích cỡ tã bỉm: Cha mẹ không nên để trẻ dùng tã bỉm có kích cỡ quá chật với cơ thể của bé khi trẻ đang bị hăm. Việc này khiến da bé cọ xát nhiều vào bề mặt bỉm, khiến vùng hăm da bị tổn thương, trở nặng hơn.
Lời kết
Bài viết trên đây, Mamogom đã cùng bạn đọc tìm ra đáp án cho câu hỏi trẻ bị hăm có nên đóng bỉm không. Chúng tôi còn bật mí cách đóng bỉm đúng cách cho trẻ bị hăm để bạn dễ áp dụng trong quá trình chăm sóc bé.